Ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, đánh bắt gần 3.300 tấn hải sản

(Baohatinh.vn) - Những tháng đầu năm nay, thời tiết thuận lợi, giá nhiên liệu ổn định, nguồn lợi thủy sản dồi dào, ngư dân Hà Tĩnh tích cực bám biển vươn khơi đánh bắt được 3.286 tấn hải sản các loại.

Ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, đánh bắt gần 3.300 tấn hải sản

Tàu thuyền tấp nập cập Cảng cá Cửa Sót vào sáng sớm.

Ba tháng nay, ngư dân Nguyễn Long Vân (xã Thạch Kim) luôn đều đặn bám biển. Bình quân mỗi tháng, anh Long Vân vươn khơi từ 12 – 13 chuyến biển, mỗi chuyến 2 ngày đêm. Trung bình mỗi lần ra khơi (cách bờ 24 – 26 hải lý), tàu cá 210 CV cùng 13 bạn nghề trên thuyền của anh đánh bắt được 1 - 1,2 tấn hải sản các loại, cập Cảng cá Cửa Sót bán được khoảng 20 - 22 triệu đồng.

Anh Nguyễn Long Vân chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay thời tiết thuận lợi, biển ít động, tôm cá nhiều nên tôi và các bạn nghề luôn động viên nhau bám biển để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi chuyến biển bình quân mỗi bạn nghề thu nhập khoảng 1,1 triệu đồng, chủ tàu khoảng 3,5 triệu đồng”.

Ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, đánh bắt gần 3.300 tấn hải sản

Tiểu thương thu mua hải sản tại Cảng cá Cửa Sót.

Cũng như anh Vân, những tháng đầu năm nay, tần suất hoạt động của đội tàu ngư dân Lộc Hà khá tích cực, hiệu quả.

Theo số lượng của Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà, trong 3 tháng qua, sản lượng đánh bắt hải sản của toàn huyện ước đạt 932 tấn (bằng 103% so với cùng kỳ), trong đó, các loại cá đạt 717 tấn, tôm 35 tấn, còn lại là các loài hải sản khác. Do đặc thù mùa vụ nên thời gian này, ngư dân Lộc Hà chủ yếu tập trung khai thác ở vùng gần bờ nên sản lượng các loại cá đục, cá đù và các loại cá tạp khác tăng; các loại cá có giá trị như cá thu, cá ngừ thường, cá ngừ đại dương, cá mú, mực ống... đạt sản lượng thấp hơn.

Ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, đánh bắt gần 3.300 tấn hải sản

Ngư dân xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) đánh bắt bằng lưới rùng.

Hòa chung nhịp điệu sản xuất của những tháng đầu năm, ngư dân các địa phương ven biển toàn tỉnh đang rất hăng say bám biển.

Anh Nguyễn Thanh Khẩn - ngư dân xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên) phấn khởi: “Tàu cá của chúng tôi có công suất 300 CV, có 5 thuyền viên, chuyên làm nghề câu hoặc nghề dạ ở vùng khơi. Những tháng đầu năm nay, chúng tôi rất vui vì thời tiết thuận lợi, giá dầu ổn định, nguồn hải sản phong phú, giá tiêu thụ hải sản khá cao...

Mỗi chuyến biển, trừ chi phí sản xuất, chúng tôi thu về khoảng 27 - 30 triệu đồng, mỗi bạn nghề có thu nhập 1,8 - 2 triệu đồng, chủ tàu từ 5 - 6 triệu đồng”.

Ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, đánh bắt gần 3.300 tấn hải sản

Sau mỗi chuyến biển, ngư dân Cẩm Xuyên cập chợ cá Cồn Gò (Cẩm Nhượng) với hàng tấn hải sản các loại.

Hiện tại, đội tàu cá của Hà Tĩnh có 2.969 chiếc, trong đó có 510 chiếc hoạt động ở vùng lộng (chiều dài từ 12m đến dưới 15m), 107 chiếc hoạt động ở vùng khơi (có chiều dài từ 15m trở lên), 2.352 tàu còn lại công suất nhỏ (có chiều dài dưới 12m) hoạt động gần bờ.

Ngư dân Hà Tĩnh vươn khơi, đánh bắt gần 3.300 tấn hải sản

Ngư dân phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh) thu hoạch cá từ các chuyến biển khai thác gần bờ.

Theo thông tin từ Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), 3 tháng đầu năm 2023, đội tàu của tỉnh đã đánh bắt được 3.286 tấn hải sản các loại, đạt gần 106% so với cùng kỳ năm trước và gần 9,9% so với kế hoạch khai thác của năm 2023. Trong đó, tôm đạt 45 tấn, mực ống và mực nang 100 tấn, các loại cá có giá trị kinh tế cao đạt 250 tấn, các loại cá có chất lượng trung bình đạt 2.139 tấn, còn lại là các loại khác.

Nguồn hải sản đánh bắt được đã mang về giá trị kinh tế gần 168 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động làm nghề biển và làm công tác hậu cần, dịch vụ.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.