Người cán bộ hơn 14 năm chăm sóc di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

(Baohatinh.vn) - Trong 18 năm công tác, có đến 14 năm anh Ngô Đức An gắn bó tại Ban Quản lý Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) với rất nhiều đóng góp, nhất là thu thập tài liệu, hiện vật về vị lãnh tụ của Đảng.

Tốt nghiệp khoa Sử (Đại học Sư phạm Huế) năm 2004, chỉ một năm sau đó, anh Ngô Đức An (SN 1980) được về công tác tại Ban Quản lý Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (Đức Thọ). Với vai trò là bảo tàng viên, anh vừa chịu trách nhiệm hướng dẫn viên vừa bảo quản, thu thập tài liệu, hiện vật và kiêm luôn cả vệ sinh cảnh quan khu di tích.

Người cán bộ hơn 14 năm chăm sóc di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Anh Ngô Đức An - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.

Đến năm 2009, khi Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập được thành lập, anh An chuyển về công tác ở đây. Năm 2011, anh giữ chức Phó Trưởng ban Quản lý Khu di tích và từ năm 2018 đến nay, anh là Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý Khu di tích.

Anh Ngô Đức An chia sẻ: “Những ngày đầu mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động chuyên môn ở khu di tích còn rất thiếu thốn, khó khăn; các tư liệu, hiện vật về cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập cũng hạn chế. Vì vậy, là một trong những người đầu tiên gắn bó với khu di tích, tôi hiểu mình phải phát huy trách nhiệm làm tốt vai trò người bảo tàng viên, góp sức phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia”.

Người cán bộ hơn 14 năm chăm sóc di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Anh An (đứng giữa) chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ đón du khách dịp kỷ niệm 117 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư.

Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm Sử là lợi thế giúp anh vận dụng tối đa kỹ năng để làm tốt vai trò một người thuyết minh viên. Về với Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, ngoài những kiến thức đã được học, anh An bắt đầu mày mò, đối chiếu, so sánh các thông tin liên quan từ các kho tư liệu lịch sử để hiểu sâu những câu chuyện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư. Bởi vậy, những câu chuyện anh kể về đồng chí Hà Huy Tập luôn mang đến sức hút với người nghe.

Cho đến bây giờ, dù đã ở vai trò quản lý, nhưng những thời điểm có đông các đoàn khách đến với khu di tích, anh An vẫn tham gia thuyết minh. Kể về Tổng Bí thư Hà Huy Tập, anh có thể say sưa suốt nhiều giờ đồng hồ với những câu chuyện đầy thú vị.

Người cán bộ hơn 14 năm chăm sóc di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Nhiều hiện vật được trưng bày trong nhà truyền thống tại khu di tích có công sưu tầm từ anh An.

Không chỉ vậy, phần lớn trong suốt quá trình công tác của mình, anh An đã cùng đồng nghiệp miệt mài lặn lội khắp từ Nam ra Bắc với hàng chục chuyến đi sưu tầm tài liệu, hiện vật về cố Tổng Bí thư. Lần tìm bắt đầu từ những thông tin về địa điểm, thời gian hoạt động cách mạng, sinh sống… của đồng chí Hà Huy Tập; hay từ các bảo tàng lịch sử, trung tâm lưu trữ tài liệu, ở bất cứ đâu có nguồn tin anh cũng đều kiên nhẫn lên đường.

Hơn 10 năm qua, anh đã góp phần sưu tầm hàng trăm trang tư liệu và phục chế nhiều hiện vật từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia đưa về trưng bày tại khu di tích cố Tổng Bí thư ở Cẩm Hưng. Một số hiện vật quý giá như: bức thư đồng chí Hà Huy Tập gửi em rể trước lúc kết án và bị tử hình; chiếc rương gỗ đựng đồ dùng cá nhân được đồng chí Hà Huy Tập sử dụng trong giai đoạn 1939 - 1940… đã góp phần kể thêm nhiều câu chuyện ý nghĩa trong cuộc đời cách mạng của Tổng Bí thư.

Người cán bộ hơn 14 năm chăm sóc di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Anh An giới thiệu về chiếc rương gỗ đựng đồ dùng cá nhân được đồng chí Hà Huy Tập sử dụng trong giai đoạn 1939 - 1940.

Để làm phong phú, đa dạng thêm những hiện vật trực quan phục vụ du khách tham quan, anh Ngô Đức An còn sưu tầm các đồ dùng sinh hoạt đặc trưng của người dân vùng quê Hà Tĩnh cách đây hơn một thế kỷ nhằm tái hiện lại nếp sinh hoạt hằng ngày của gia đình đồng chí Hà Huy Tập.

Anh An bộc bạch: “Việc thu thập tài liệu, hiện vật không hề đơn giản và không phải chuyến đi nào của chúng tôi cũng thành công. Thực hiện nhiệm vụ này phải thực sự kiên trì và nhẫn nại, bởi dù có thể không thu thập được hiện vật nhưng chúng tôi sẽ tích lũy được những thông tin quý giá để bồi đắp kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn”.

Với vai trò là người lãnh đạo ở đơn vị, nhiều năm nay, anh An nỗ lực kêu gọi các nguồn lực xã hội hoá nhằm làm đẹp thêm cho khu di tích. Anh cũng tích cực kêu gọi các cá nhân, tập thể hiến tặng hiện vật, tư liệu lịch sử và tăng cường các giải pháp nhằm quảng bá, giới thiệu khu di tích…

Người cán bộ hơn 14 năm chăm sóc di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập

Người lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích đã nỗ lực xã hội hoá, kêu gọi nguồn lực trồng cây xanh, góp phần tạo nên không gian đẹp ở khu di tích.

Anh Ngô Đức An trăn trở: “Hiện nay, Ban Quản lý với 7 cán bộ, nhân viên vừa chịu trách nhiệm phục vụ 2 điểm là khu mộ và khu lưu niệm, vừa chịu trách nhiệm sưu tầm, hướng dẫn viên, vệ sinh cảnh quan… Do vậy, nhiều lúc công việc quá tải. Ngoài ra, để khu di tích phát triển xứng tầm vẫn cần có những đầu tư mang tính quy mô, chiến lược dài hạn hơn.

Dẫu vậy, với niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm khi được là người chăm sóc khu di tích, tôi sẽ tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa để góp phần gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích”.

Đồng chí Ngô Đức An là cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc phương pháp, nghiệp vụ công tác; có tâm huyết, trách nhiệm trong công việc; sáng tạo, linh hoạt trong tham mưu chuyên môn...

Dưới sự điều hành, quản lý của đồng chí An, Ban Quản lý Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập hoạt động hiệu quả, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh, Sở VH-TT&DL khen thưởng. Cá nhân đồng chí An hiện đang được xét đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Trần Xuân Lương

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.