Người dân Đồng Lộc "khát" nước sạch

(Baohatinh.vn) - 6 năm kể từ ngày thành lập thị trấn, đến nay cuộc sống sinh hoạt của hơn 6.000 người dân ở Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn gặp nhiều khó khăn bởi "khát" nước sạch.

Xã Đồng Lộc được công nhận thị trấn từ năm 2018. 6 năm trôi qua nhưng đến nay, hơn 6.000 nhân khẩu của địa phương này vẫn trong tình trạng "khát nước sạch". Để đảm bảo sinh hoạt, người dân đã phải dùng nước giếng khoan hoặc lấy nước từ hệ thống kênh thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang qua địa bàn.

1.1.jpg
Người dân dẫn nước từ kênh thủy lợi sau đó dùng hệ thống lọc để sử dụng.

Dọc các tuyến đường, bờ mương tại tổ dân phố (TDP) Nam Mỹ là hệ thống đường ống chằng chịt được bà con lắp đặt để dẫn nước từ kênh thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang về sử dụng.

Ông Nguyễn Chính – Tổ trưởng TDP Nam Mỹ cho biết: “Toàn thôn có trên 196 hộ dân với gần 600 nhân khẩu. Tuy nhiên, khu vực này nước từ giếng khoan nhiễm mặn, sử dụng một thời gian là máy móc, vật dụng, quần áo bị hư hỏng hết. Nước mưa chỉ đủ cho ăn uống nên bà con phải sử dụng nước từ hệ thống kênh thủy lợi Ngàn Trười – Cẩm Trang về lọc lại để sinh hoạt”.

dong loc 6A.jpg
Các giếng khoan do nước quá mặn nên người dân không sử dụng.

Tuy nhiên, để dẫn nước, các hộ dân phải đầu tư hàng trăm mét đường ống. Hộ gần với kênh nhất cũng trên 100m, hộ xa nhất trên 300m.

Ông Trần Thế Thắng - người dân TDP Nam Mỹ cho biết: “Nhà tôi đã khoan 5 cái giếng nhưng nước đều rất mặn, sử dụng được một thời gian là máy bơm, các vật dụng đều hoen rỉ, hư hỏng. Để có nước phục vụ sinh hoạt, tôi phải mua trên 300m đường ống dẫn nước từ kênh về tích trữ để sử dụng. Nước sạch đang là vấn đề hết sức nan giải trong cuộc sống của chúng tôi”.

dong loc 1A.jpg
Nhiều hộ dân bị hỏng các máy bơm nước do nước giếng khoan nhiễm mặn.

Tương tự, 150 hộ dân ở TDP Bắc Mỹ cũng đang phải sử dụng nước giếng khoan nhiễm mặn để sinh hoạt.

Ông Phan Thảo - Tổ trưởng TDP Bắc Mỹ cho biết: "Dù đã xây bể lớn để tích trữ nước mưa, nhưng lượng nước này cũng chỉ đủ để phục vụ ăn uống. Mọi sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt... chúng tôi phải dùng nước nhiễm mặn. Lâu ngày các vật dụng máy móc, áo quần đều bị hư hỏng, ăn mòn, hoen rỉ".

Tình trạng "khát nước sạch" ở TDP Nam Mỹ, Bắc Mỹ cũng là tình trạng chung tất cả 9/9 TDP trên địa bàn thị trấn Đồng Lộc.

dong loc 4A.jpg
Để có nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, người dân Đồng Lộc đã bắt ống dẫn nước từ hệ thống kênh thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang về sử dụng.

Bà Hoàng Thị Huyền – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Lộc cho biết: “Do Đồng Lộc đã lên đô thị nên không còn thuộc diện được đầu tư theo chương trình nước sạch nông thôn. Vấn đề này, cấp ủy, chính quyền xã và bà con cử tri đã nhiều lần kiến nghị lên các diễn đàn, nhưng vẫn chưa có lời giải đáp.

Niềm mong mỏi lớn nhất của bà con chúng tôi hiện nay là được đầu tư dự án nước sạch, hoặc tạo điều kiện cho Đồng Lộc được kết nối với các xã lân cận đã có nước sạch cho người dân sử dụng, đồng thời góp phần giúp thị trấn hoàn thành các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh”.

Video: Người dân Đồng Lộc sử dụng nguồn nước nhiễm mặn sinh hoạt

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.