Người dân Hà Tĩnh chi đầu tư sản xuất, vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh

(Baohatinh.vn) - Tính đến thời điểm này, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt khoảng 86.875 tỷ đồng, giảm 0,63% so với cuối năm 2021.

Những tháng đầu năm 2022, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi, phát triển của nền kinh tế.

Do vậy, thay vì gửi ngân hàng như giai đoạn trước, hiện nay, các tổ chức và người dân đã chi nguồn tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đây được đánh giá là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của nguồn vốn huy động tại các ngân hàng Hà Tĩnh thời gian gần đây.

Người dân Hà Tĩnh chi đầu tư sản xuất, vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh

Thay vì gửi ngân hàng như giai đoạn trước, hiện nay, các tổ chức và người dân đã chi nguồn tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến cuối tháng 5/2022 ước đạt khoảng 86.875 tỷ đồng, giảm 0,63% so với cuối năm 2021.

Trong đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn chiếm khoảng 13,71%/tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm khoảng 86,29%/tổng nguồn vốn huy động.

Người dân Hà Tĩnh chi đầu tư sản xuất, vốn huy động của ngân hàng giảm mạnh

Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến cuối tháng 5/2022 ước đạt khoảng 86.875 tỷ đồng.

Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần.

Theo đó, lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,9-3,95% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,5- 6,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Bàn giải pháp phát triển kinh tế số Hà Tĩnh

Bàn giải pháp phát triển kinh tế số Hà Tĩnh

Theo các chuyên gia, để phát triển kinh tế số toàn diện tại Hà Tĩnh cần sự phối hợp chính quyền, doanh nghiệp, người dân; ưu tiên hạ tầng số, dữ liệu lớn và nhân lực số.