Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

(Baohatinh.vn) - Để bảo vệ bưởi Phúc Trạch không bị côn trùng gây hại, nhiều hộ dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã dùng túi giấy bọc quả. Cách làm này không chỉ giúp quả bưởi phát triển tốt, có dáng đẹp mà còn không cần dùng tới thuốc trừ sâu.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Thời điểm này, 1.200 ha bưởi Phúc Trạch đang trong chu kỳ cho thu hoạch ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phát triển tốt. Quả bưởi hiện đã được hơn 3 tháng, tròn đều, căng mọng.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Tuy nhiên, hiện có một số loại sâu bệnh đang gây hại trên quả bưởi như nhện đỏ, ruồi vàng, nấm gây bệnh đốm đen. Để phòng trừ các loại côn trùng, người dân trồng bưởi đã bắt đầu dùng túi giấy bọc quả lại.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Việc dùng túi giấy bọc quả bưởi vừa để đối phó với nắng nóng kéo dài, tránh cho quả bị rám, cháy nắng, ảnh hưởng tới bề ngoài và chất lượng của bưởi...

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

... giúp tránh được các loại sâu bệnh.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Nếu không kịp thời có biện pháp xử lý, các loại côn trùng, ong bướm sẽ tới châm chích khiến bưởi bị hư hỏng rồi rụng xuống gốc.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Anh Trần Xuân Loát (SN 1987, thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) cho biết: Phương pháp này vừa giúp quả bưởi phát triển tốt, lại an toàn vì không cần dùng tới thuốc trừ sâu.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Mỗi túi giấy bọc quả có giá thành từ 1.000 - 1.200 đồng. Mỗi quả chỉ cần bọc 1 túi và có thể sử dụng tới khi quả bưởi được thu hoạch.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Việc bọc bưởi cũng khá đơn giản. Chỉ mất ít ngày là anh Trần Xuân Loát có thể bọc xong 200 gốc bưởi đang cho quả.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Hiện tại, nhiều địa phương có diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lớn ở huyện Hương Khê như xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên, Hương Thủy, Hương Đô, Gia Phố... người dân cũng áp dụng cách làm này.

Người dân Hà Tĩnh “khoác áo” cho bưởi đặc sản phòng trừ sâu bệnh

Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Trạch Nguyễn Văn Tân cho biết: Từ đầu năm tới nay, thời tiết thuận lợi giúp bưởi phát triển tốt, cây nào cũng sai quả, hứa hẹn một mùa bưởi bội thu.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.