Người “giữ lửa” dân ca ví, giặm trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Hơn 30 năm “bén duyên” với phong trào văn nghệ quần chúng, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Trọng Tuấn (SN 1968) ở xã Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét, góp phần giữ gìn và phát triển dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Video: Nghệ nhân ưu tú Trọng Tuấn biểu diễn tiết mục Bài ca dâng Bác.

Sinh ra tại xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, có lẽ mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này đã “gieo mầm" đam mê và thôi thúc ông Nguyễn Trọng Tuấn đến với những làn điệu dân ca ví, giặm ngay từ khi còn nhỏ.

Người “giữ lửa” dân ca ví, giặm trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Nghệ nhân ưu tú Trọng Tuấn (người thứ 2 bên trái sang) thường xuyên tập luyện cho các câu lạc bộ dân ca ví, giặm (ảnh tư liệu).

“Khi còn là học sinh cấp 2, tôi có duyên gặp gỡ cố Nghệ sỹ ưu tú Danh Cách (Đoàn Dân ca Nghệ Tĩnh). Thấy tôi có năng khiếu và đam mê nghệ thuật, cố nghệ sỹ đã dành thời gian truyền dạy cho tôi hát thành thục một số làn điệu gốc như: ví đò đưa sông Lam, ví phường vải, giặm ru, giặm kể…” - nghệ nhân Nguyễn Trọng Tuấn nhớ lại.

Người “giữ lửa” dân ca ví, giặm trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Nghệ nhân Trọng Tuấn tham gia biểu diễn dân ca ví, giặm. (ảnh NVCC).

Năm 1986, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên 18 tuổi Nguyễn Trọng Tuấn lên đường vào quân ngũ. Trong đơn vị, với niềm đam mê và tài năng của mình, anh lính trẻ Nguyễn Trọng Tuấn vẫn không quên những làn điệu dân ca ví, giặm. Anh thường xuyên tham gia biểu diễn tại hội diễn cấp Trung đoàn, Quân khu và giành nhiều giải thưởng.

Xuất ngũ trở về địa phương năm 1989, ông tiếp tục đến với phong trào văn nghệ quần chúng và tham gia các hội diễn tại địa phương. Năm 1994, lần đầu tiên ông Tuấn được “bước chân” lên sân khấu lớn, đó là “Liên hoan hát dân ca và giao duyên toàn quốc” tổ chức tại Hà Nội. Với phần biểu diễn tiết mục “Hương đất tình người” và “Đố vui”, ông đã giành giải xuất sắc và giấy khen tiết mục biểu diễn khá.

Đây cũng là bước ngoặt đánh dấu sự khởi đầu cho những thành công trên con đường nghệ thuật của ông. Các kỳ liên hoan, hội diễn, hội thi dân ca cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc những năm tiếp theo, nghệ nhân Nguyễn Trọng Tuấn liên tiếp giành nhiều huy chương vàng, bạc, giải nhất, giải nhì.

Người “giữ lửa” dân ca ví, giặm trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Không chỉ biểu diễn, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Trọng Tuấn luôn miệt mài sáng tác, sưu tầm các làn điệu dân ca ví, giặm.

Ông Nguyễn Trọng Tuấn cho biết: “Ngoài sự đam mê, luyện tập không ngừng nghỉ của bản thân, các hội diễn, hội thi, kỳ liên hoan thực sự là sân chơi giúp tôi có thêm nhiều sự tự tin, tích lũy kinh nghiệm trong loại hình nghệ thuật này”.

Năm 2013, ông Nguyễn Trọng Tuấn vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng. Cũng trong năm đó, nghệ nhân đã thành lập và làm chủ nhiệm câu lạc bộ ví, giặm Nghệ Tĩnh xã Xuân Giang. Từ đó, ông thường xuyên tập luyện cho hơn 20 câu lạc bộ tại nhiều địa phương trong tỉnh và tham gia truyền dạy cho các lớp tập huấn dân ca ví, giặm do tỉnh, các huyện tổ chức.

Năm 2015, Nghệ nhân dân gian Nguyễn Trọng Tuấn tiếp tục vinh dự được đón nhận bằng công nhận nghệ nhân ưu tú của Chủ tịch nước.

Chị Lê Thị An - cán bộ văn hóa xã Đan Trường (Nghi Xuân) cho hay: “Bản thân tôi thấy may mắn khi được nghệ nhân Nguyễn Trọng Tuấn truyền dạy cho các làn điệu dân ca ví, giặm. Chúng tôi không những được học thầy về cách hát mà còn được “truyền lửa” sự đam mê với những làn điệu dân ca từ thầy”.

Người “giữ lửa” dân ca ví, giặm trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Nghệ nhân Trọng Tuấn đã xuất bản 3 tuyển tập dân ca ví, giặm.

Không chỉ biểu diễn, truyền dạy, ông còn tham gia chuyển thể, lồng điệu, soạn lời, sáng tác tiểu phẩm dân ca. Nhiều tác phẩm đã đạt giải thưởng như: “Trang Kiều vọng mãi ngàn năm” đạt huy chương vàng soạn lời tác phẩm tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng đàn, hát dân ca khu vực Bắc Trung bộ và châu thổ Sông Hồng nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (năm 2015); tác phẩm “Nơi hồn quê hội tụ” đạt huy chương bạc Liên hoan nghệ thuật toàn quốc Nối những câu hò (năm 2015); “Chung lời hẹn ước” đạt giải nhất soạn lời tác phẩm tại liên hoan tuyên truyền các mô hình hợp tác xã kiểu mới (năm 2016)…

Từ năm 2019 lại nay, nghệ nhân ưu tú Trọng Tuấn đã miệt mài soạn lời mới, sáng tác, chuyển thể, lồng điệu và xuất bản 3 tuyển tập dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. 3 tuyển tập này gồm hơn 150 tác phẩm đa dạng chủ đề, thể loại như ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi con người, quê hương, đất nước, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, tuyên truyền pháp luật và phong trào xây dựng nông thôn mới…

Người “giữ lửa” dân ca ví, giặm trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Nghệ nhân Trọng Tuấn đã đạt nhiều giải cao tại các hội diễn, hội thi.

Hơn 30 năm đến với phong trào văn nghệ quần chúng, nghệ nhân Trọng Tuấn đã gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực biểu diễn và sáng tác dân ca ví, giặm. Nhưng với ông, phần thưởng lớn nhất chính là được nghe thấy những làn điệu dân ca ví, giặm ngày càng lan tỏa vào đời sống của người dân Hà Tĩnh và tiếp tục được “truyền lửa” để những giá trị của di sản quê hương tiếp tục gìn giữ, bay xa.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Trọng Tuấn là người có niềm đam mê đặc biệt với những làn điệu dân ca ví, giặm. Ông luôn miệt mài sưu tầm, sáng tác các làn điệu dân ca ví, giặm, Trò Kiều... và tham gia dàn dựng kịch bản cho các câu lạc bộ để biểu diễn tại các hội thi. Nghệ nhân đã có nhiều đóng góp trong giữ gìn, phát triển loại hình dân ca ví, giặm cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ, mang về nhiều thành tích, giải thưởng cho huyện.

Ông Phan Thanh Là - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nghi Xuân

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.