Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với tinh thần trách nhiệm, phát huy nội lực người dân, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã góp nhiều tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Bỏ tiền túi 100 triệu để làm đường, cầu

Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

Gia đình ông Đinh Văn Biểu (bên trái) đóng góp gần 100 triệu đồng để làm đoạn đường 500m ở thôn Ao Tròn

Đoạn đường ngõ lối ở thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến có chiều dài hơn 500m mà chỉ có 6 hộ dân. Tưởng rằng con đường lầy lội này khó có thể được khoác “áo mới” bởi phải đầu tư vài trăm triệu đồng. Vậy mà giờ đây, đường đã được bê tông hóa sạch đẹp nhờ sự nỗ lực đóng góp tiền của, công sức của các hộ dân.

Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

Đoạn đường ngõ lối thôn Ao Tròn có chiều dài hơn 500m nhưng chỉ có 6 hộ dân sinh sống

Người tiên phong đóng góp gần 100 trăm triệu đồng để làm đường, làm cầu ở đây là gia đình ông Đinh Văn Biểu.

Mặc dù gia đình ông Biểu có vợ đang bị trọng bệnh, đau ốm liên miên nhưng ông không ngần ngại bỏ ra số tiền lớn để làm đường.

Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

Không chỉ góp tiền làm đường mà ông Biểu còn góp 50 triệu để làm cầu qua tuyến đường (Ảnh tư liệu)

Ông Biểu chia sẻ: Con đường thì dài, người dân sống thưa thớt đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao của các hộ dân ở đây thì mới làm được. Lúc đầu ông góp gần 50 triệu đồng làm đường sau đó đóng thêm 50 triệu đồng để làm cầu bắc qua tuyến đường.

Cùng hưởng ứng phong trào, 5 hộ dân ở đây mỗi hộ đóng góp hơn 30 triệu đồng và hàng trăm ngày công.

“Tiền của, công sức chúng tôi bỏ ra là cả một sự nỗ lực để con đường trở nên sạch đẹp, thuận tiện đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xây dựng NTM của địa phương...” – Ông Biểu bày tỏ.

Sự gương mẫu của giáo dân 81 tuổi

Ở tuổi 81, ông Võ Đình Hòe ở thôn Động Eo là một giáo dân gương mẫu trong phong trào đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn. Để bê tông hóa tuyến đường đi qua nhà, ông Hòe không ngần ngại bỏ ra hơn 40 triệu đồng. Không những vậy, ông còn đi vận động các hộ dân ở đây cùng chung tay góp công, góp của, hiến đất để mở rộng tuyến đường.

Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

Để bê tông hóa con đường dài 700m ở thôn Động Eo, 16 hộ dân ở đây đã đóng góp từ 13 - 40 triệu đồng. (Trong ảnh: Ông Võ Đình Hòe - giáo dân thôn Động Eo đóng 40 triệu đồng)

“Đã được Nhà nước hỗ trợ xi măng thì dù khó khăn, gia đình tôi cũng “buộc bụng” để góp phần biến con đường lầy lội vào mùa mưa, bụi bặm vào mùa nắng thành con đường bê tông kiến cố. Mình già cả đi lại ít nhưng bù lại con cháu mình được hưởng, đi học, đi làm khỏe hơn” – Ông Hòe vui vẻ nói.

Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

Nhờ các hộ dân góp công, gióp của nhiều tuyến đường ở thôn Động Eo đã được bê tông hóa, rộng rãi sạch đẹp.

Ông Hồ Quốc Huy – Bí thư chi bộ thôn Động Eo cho biết: Toàn thôn có 6 km đường liên thôn, ngõ lối đến nay cơ bản đã được bê tông hóa. Có được kết quả trên là nhờ trách nhiệm, nỗ lực của người dân, đóng góp từ 13 - 40 triệu đồng. Khó khăn như gia đình anh Phan Châu – hộ nghèo, có 3 người tàn tật cũng vui vẻ vay tiền ngân hàng đóng góp hơn 13 triệu đồng. Từ đó tạo được phong trào lớn mạnh. Nhiều tuyến đường trong thôn trước đây chỉ rộng 3m nhưng giờ đã lên 6m, đạt chuẩn về tiêu chí giao thông nông thôn.

Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

Những ngày gần đây, Sơn Tiến như một công trường, đường to, đường nhỏ đang được thi công rộn ràng khắp làng trên xóm dưới.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Huy Hiệu, Sơn Tiến là địa bàn rộng có diện tích trên 38.000 m2 với gần 1.800 hộ dân. Người dân ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 90%, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù địa bàn rộng, người dân sống thưa thớt, phải đóng góp nhiều, vậy mà, phong trào làm đường giao thông ở đây lại được người dân đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ.

Người góp 100 triệu, người góp 40 triệu làm giao thông nông thôn tại xã miền núi Hà Tĩnh

Phong trào hiến đất, đóng góp tiền của, công sức đang được bà con Nhân dân xã Sơn Tiến phát huy sức mạnh mẽ để phấn đấu hoàn thành tiêu chí giao thông trong năm nay

Cho đến thời điểm này, toàn xã đã làm được 130/160 km đường giao thông nông thôn. Kết quả trên là nhờ chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, huy động sức dân đóng góp. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, người dân xã Sơn Tiến đã hiến 5.000 cây các loại, 5,4 ha đất, góp 14.600 ngày công lao động, huy động trên 2 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn.

“Dù là xã khó khăn nhất của huyện nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền địa phương cùng với nội lực của bà con Nhân dân, tin rằng tiêu chí về giao thông nông thôn sẽ vượt kế hoạch đề ra, góp phần đưa xã về đích NTM trong năm 2020” – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến Hoàng Huy Hiệu tự tin nói.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.