Người trồng chè Hà Tĩnh giảm 500đ/kg chè búp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

(Baohatinh.vn) - Vùng chè Hương Sơn (Hà Tĩnh) duy trì ổn định sản xuất do người trồng sẵn sàng giảm giá chè tươi và doanh nghiệp gom tiền thu mua hết sản phẩm.

Người trồng chè Hà Tĩnh giảm 500đ/kg chè búp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Gia đình bà Lê Thị Mỹ Trinh (Sơn Kim 2) đã thuê 18 lao động thu hái trong mùa thu hoạch cao điểm.

Với hơn 1 ha chè công nghiệp, những tháng đầu năm nay, gia đình bà Lê Thị Mỹ Trinh ở thôn Làng Chè - xã Sơn Kim 2 đã thu về hơn 6 tấn chè búp. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến giá cả thu mua khiến bà có đến 4,8 tấn phải bán với mức giá thấp hơn 500 đồng/kg so với hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp.

Thất thu gần 2,5 triệu đồng trong 45 ngày nhưng bà Trinh vẫn vui vẻ chấp nhận và cho rằng đó là trách nhiệm của mỗi hộ trồng chè khi doanh nghiệp khó khăn, chè không xuất khẩu được.

Người trồng chè Hà Tĩnh giảm 500đ/kg chè búp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Bà Trinh cũng như nhiều người trồng chè ở Sơn Kim 2 sẵn lòng chia sẻ với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.

Thực tế cũng cho thấy, nhờ làm tốt công tác thông tin, trao đổi, đối thoại nên giữa người trồng chè ở Hương Sơn với Xí nghiệp chè Tây Sơn và Xí nghiệp chè của Tổng Đội TNXP (thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) đã giải quyết ổn thỏa được các vướng mắc phát sinh một cách thấu đáo.

Quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên được san sẻ hài hòa, không bắt bí, cưỡng ép hay lợi dụng nên dù giá giảm nhưng trong những ngày này, trên khắp các đồi chè ở Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và nhiều nơi khác, người làm chè vẫn miệt mài thu hái…

Người trồng chè Hà Tĩnh giảm 500đ/kg chè búp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Dù giá cả thấp hơn trước nhưng người trồng chè ở Hương Sơn vẫn hăng say sản xuất. (Trong ảnh: Thu hoạch chè ở xã Sơn Tây)

Chị Nguyễn Thị Liệu - thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 chia sẻ thêm: “Chúng tôi biết rằng, do dịch bệnh Covid-19, chè không xuất khẩu được nên doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, cần phải được san sẻ gánh nặng.

Vì vậy, trong thời điểm này chúng tôi chấp nhận “lấy công làm lãi”, tạm chịu thiệt thòi khi giảm 500đ/kg chè búp để đồng hành với doanh nghiệp chế biến, thu mua, duy trì sản xuất và chờ dịch bệnh qua đi, giá tăng trở lại...”

Người trồng chè Hà Tĩnh giảm 500đ/kg chè búp, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Người dân mang chè búp đến Xí nghiệp chè Tây Sơn nhập sau 1 ngày thu hái.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn cho biết: “Đại dịch Covid-19 hoành trên khắp thế giới nên thị trường chè xuất khẩu cơ bản đóng băng khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cần được thông cảm và san sẻ.

Trong đó, đáng lo ngại nhất là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình cất trữ hàng lâu ngày, tiền lãi vay vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh và một ít hàng xuất được thì phải làm thủ quá cảnh, quá cảng lâu, thanh toán chậm nên tăng thêm chi phí…

Tuy nhiên, để đảm bảo chữ “tín” và giúp người dân yên tâm sản xuất, chúng tôi tạm gác lợi nhuận, huy động tối đa nguồn vốn để tiến hành thu mua hết sản phẩm cho nhân dân. Trong đợt cao điểm dịch, đơn vị đã mua được gần 900 tấn”.

Cùng quan điểm đó, ông Hoàng Thế Lộc - Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP (thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) cũng cho rằng, xí nghiệp trực thuộc đơn vị ông cũng luôn ưu tiên thu mua sản phẩm cho đội viên và các hộ dân có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Việc thương lượng với bà con nhân dân giảm giá thu mua đầu vào thấp hơn hợp đồng 500đ/kg (từ ngày ¼) là bất đắc dĩ. May mắn là đơn vị đã được hầu hết các hộ liên kết đồng tình, chia sẻ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.