Người “vẽ” mùa xuân…

(Baohatinh.vn) - Hiếm có sự trở về nào lại luôn luôn tươi mới như những mùa hoa. Và những mùa hoa Tết ở Hà Tĩnh lại càng đặc biệt, bởi trong rực rỡ sắc hương mùa xuân đó còn là sự ấm áp của tâm tình, còn là sự thiết tha của bao nhiêu khát vọng…

Người “vẽ” mùa xuân…
Người “vẽ” mùa xuân…

Bởi niềm đam mê với các loài hoa mà tôi có cơ hội quen biết với khá nhiều thợ ươm hoa cũng như các chủ vườn hoa cây cảnh. Tôi gọi họ bằng cái tên chung là người “vẽ” mùa xuân. Những người mà tôi quen biết, hầu hết đều bắt đầu nghề của mình bằng tình yêu sâu sắc với các loài hoa. Họ có thể nhớ tên hàng trăm loại hoa, có thể nhìn màu của lá mà nhận biết được quá trình sinh trưởng của cây, nhìn búp chớm hé mà biết được ngày hoa bung cánh… Và, tất cả họ, đều mang trong mình một khát vọng - được góp một nét vẽ lên bức tranh mùa xuân quê hương.

Người “vẽ” mùa xuân…

Đã 6 năm nay, mùa hoa tết năm nào ông Trần Đức Minh ở tổ dân phố Văn Thịnh (phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) cũng trở về quê nhà Hà Tĩnh chăm sóc vườn hoa 3.000 m2 cho ông chủ trẻ Trần Thế Phương ở ngay cánh đồng làng ông. Ông Minh vốn là thợ làm vườn, chuyên ươm trồng các loại hoa cảnh ở các nhà vườn mãi tận Đà Lạt, Bến Tre gần 30 năm nay. Cách đây 6 năm, tình cờ ông và anh Trần Thế Phương có nói chuyện với nhau về hoa cảnh, rồi như một mối duyên, ông Minh đồng ý giúp anh Phương thực hiện dự án mang hoa ly, hoa cúc về đất Văn Yên. Tuy khí hậu Hà Tĩnh không mấy thuận lợi nhưng cả ông Minh và anh Phương đều tin rằng, sự kết hợp kiến thức, kỹ thuật của một thợ làm vườn lâu năm và một cán bộ khoa học công nghệ sẽ tạo nên thành công. Và ngay từ năm đầu thực hiện, niềm đam mê hoa, khát vọng mang hoa ly về đất Văn Yên của họ đã được thỏa mãn.

Người “vẽ” mùa xuân…

Từ 6 năm nay, năm nào cũng vậy, đến đầu tháng 10 âm lịch là ông Trần Đức Minh lại về quê giúp anh Phương làm vườn ươm hoa. Vườn hoa của anh Phương từ chỗ 2 nhà kính đã tăng lên 4 nhà kính, từ chỗ chỉ ươm dè dặt đã mạnh dạn ươm hàng vạn gốc hoa và cho thu nhập mỗi vụ hàng trăm triệu đồng. Năm nay, vườn hoa của anh Trần Thế Phương có các loại ly đỏ, ly hồng, ly vàng, cúc pha lê, ry by, đỏ cờ, tím Huế… đến nay đều sinh trưởng, phát triển tốt, đã bắt đầu ươm nụ và tầm 20 tháng Chạp là có thể trồng vào chậu, xuất vườn.

Để có được một mùa hoa đúng vụ, người trồng hoa như ông Minh phải thức - ngủ cùng hoa, theo sát cây từng giờ bởi những diễn biến bất thường của thời tiết có thể khiến cây “trở chứng” bất cứ lúc nào. Ông Trần Đức Minh cho hay, việc thức đêm để chăm hoa là chuyện bình thường. Nếu như hoa cúc quan trọng nhất ở tháng đầu tiên thì ly lại quan trọng nhất ở thời điểm trổ búp. Đặc biệt, chăm ly trong thời kỳ trổ búp còn vất vả hơn chăm trẻ sơ sinh. Người thợ phải luôn đảm bảo nhiệt độ trong nhà kính dao động từ 22 - 27oC, hàng đêm phải thắp bóng điện vài ba tiếng để cung cấp thêm ánh sáng cho cây sinh trưởng, chỉ cần sơ sểnh một chút là hoa sẽ phát triển sai lịch.

Người “vẽ” mùa xuân…

Dưới bàn tay chăm bón của người thợ, muôn hoa đã lên sắc hương chào xuân.

Tuy vất vả, nhưng chăm hoa cũng như chăm người mình thương, mỗi biến đổi trên cây đều mang lại cảm xúc cho người trồng. Cứ thế, suốt 3 tháng trời, ông Minh ăn ngủ ngoài đồng hoa, buồn vui cùng hoa. Và dịp tết năm nào cũng vậy, khi chủ vườn xuất hết cây, trong lòng ông cũng tràn ngập một cảm giác quạnh quẽ, trống vắng giống như mất đi một điều gì thân thuộc. Nhưng cũng rất nhanh sau đó, ông lại cảm thấy vui khi nghĩ đến những bông hoa mình chăm bẵm sẽ tỏa hương sắc cùng mùa xuân trong những ngôi nhà hạnh phúc…

Người “vẽ” mùa xuân…

Không có thâm niên như ông Trần Đức Minh, bà chủ vườn hoa Mai Viên (đường Xuân Diệu - TP Hà Tĩnh) Hồ Thị Mùi lại mang trong mình một niềm đam mê khác với hoa cảnh. Đó là mong muốn mà đôi lúc dậy lên như một khát vọng đẹp đẽ - được chia sẻ niềm đam mê hoa với bạn bè. Từ tình yêu hoa đơn thuần, chị Mùi đã dần trở thành chủ nhà vườn có nghề, chuyên cung cấp các giống hoa đẹp ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam cho người yêu hoa Hà Tĩnh.

Người “vẽ” mùa xuân…

Chị Hồ Thị Mùi (áo đỏ) giới thiệu hoa hồng với khách hàng.

Để yêu hoa cũng phải có nghề. Trở thành chủ vườn hoa Mai Viên như hiện nay, chị Mùi đã phải trải qua quá trình tự học vất vả. Chị đọc trong sách báo, trên tivi, lặn lội tìm đến tận các nhà vườn, đi theo từng người thợ để học về đặc tính sinh trưởng, phát triển của từng loài hoa. Chị nói, hoa cảnh cũng như con người, cũng có tính cách. Có loài ưa chiều chuộng, có loài ưa bỏ bê, có loài dễ tính, có loài khó tính… Để hiểu được từng loại cây, để chăm sóc cho hợp với khí hậu Hà Tĩnh cần nhiều thời gian và có khi cũng đòi hỏi sự trả giá. Trong thực tế, chị Mùi đã nhiều lần bị lỗ vốn do quy trình chăm sóc cây bị sai. Với người bắt đầu nghề kinh doanh hoa cảnh bằng cách tự học như chị thì đó là học phí xứng đáng để đổi lấy kiến thức và kinh nghiệm.

Người “vẽ” mùa xuân…

Từ mong muốn được chia sẻ tình yêu hoa với người dân Hà Tĩnh, hàng năm, chị Mùi đều đến các nhà vườn để tìm hiểu về các loài hoa, lựa chọn những loại phù hợp với thị hiếu cũng như khí hậu ở Hà Tĩnh để đặt hàng. Trong đó, chị đặc biệt dành phần lớn diện tích của Mai Viên cho hoa hồng. Tết năm nay, chị mạnh dạn nhập về nhiều chậu hồng cổ thụ bạch đào cổ, hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng… có độ tuổi xấp xỉ một thập niên. Những loại có giá trên dưới chục triệu này hơi “chát” so với mặt bằng chung nhưng chị vẫn nhập về vì chị tin, năm nay khách hàng sẽ đổi “gu” chơi hoa tết.

Người “vẽ” mùa xuân…

Để có vườn ly đúng vụ, người thợ phải thức ngủ cùng hoa, thắp đèn cung cấp ánh sáng cho hoa.

Trước khi đến với nghề kinh doanh hoa cảnh, chị Mùi đã làm khá nhiều công việc nhưng với chị đây mới là nghề phù hợp nhất. Cái cách cây cựa mình tách vỏ, cái cách cây đâm chồi nảy lộc, cái cách cây bật nụ xoè hoa… và cả quá trình chăm sóc sâu bệnh cho cây đều khiến chị vô cùng thích thú. Ở bên cây, chị mới thấy mình thông tuệ nhất, hoạt bát nhất, cũng dịu dàng, từ tâm nhất.

Bây giờ thì chị Mùi không chỉ đã thu nhận đầy đủ kiến thức về đặc tính của rất nhiều loại hoa cảnh để truyền đạt kinh nghiệm cho các nhân viên của Mai Viên mà còn biết chọn mua đất, biết pha trộn đất với các loại phụ gia như trấu, mùn cưa, xơ dừa và các loại phân bón với tỉ lệ chuẩn. Nhờ đó, hoa từ Mai Viên vẫn luôn phát triển đẹp và bền khi đã về với khách hàng.

Người “vẽ” mùa xuân…

Những người thợ ươm trồng hoa tết chính là những người "vẽ" mùa xuân cho quê hương.

Những người trồng hoa cảnh và cả chủ vườn hoa cảnh, sơ qua thì sẽ thấy họ rất đỗi bình thường ẩn sâu trong dáng vẻ bình thường ấy là một tâm hồn vô cùng sâu sắc và tinh tế. Lý do mà họ khởi nghiệp, cái cách họ nuôi dưỡng, duy trì công việc của mình đều rất đáng trân trọng. Gần họ, tôi mới nhận ra rằng, cây cối cũng có sinh mệnh, nếu mình yêu cây bằng sự hiểu biết thì sinh mệnh ấy sẽ phát triển tốt, cũng sẽ mang đến niềm vui cho mình.

Tết đã cận kề, những chuyến hoa tết được các nhà vườn đặt mua từ các vùng hoa nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc đang lần lượt đổ về, những vườn ươm hoa trong lòng thành phố cũng đã lên sắc, lên hương. Sắc hương ấy cùng tâm huyết của bàn tay người thợ, cùng khát vọng của các chủ vườn hoa cảnh đang cùng nhau vẽ nên một mùa xuân mới. Tinh khôi và ngát hương.

Ảnh: Đình Nhất

thiết kế: huy tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…