Nhiều “startup” trẻ Đức Thọ thành công từ mảnh đất quê hương

(Baohatinh.vn) - Khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, nhiều thanh niên ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tạo dựng nên những mô hình kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho nguồn thu nhập khá, tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn.

Nhiều “startup” trẻ Đức Thọ thành công từ mảnh đất quê hương

Anh Nguyễn Trọng Tuệ đầu tư nhà màng trồng dưa lưới với diện tích hơn 2.000 m2

Từ làm chủ nhà hàng kinh doanh ăn uống, anh Nguyễn Trọng Tuệ (SN 1984, thôn Tân Mỹ, xã Tân Dân, Đức Thọ) quyết định “rẽ hướng” xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng khoa học công nghệ cao. Đến nay, anh đã làm chủ hệ thống nhà màng diện tích hơn 2.000 m2, tạo công ăn việc làm cho đoàn viên thanh niên địa phương.

Anh Tuệ chia sẻ, sau thời gian làm nhà hàng trên địa bàn thị trấn Đức Thọ, nhận thấy bản thân phù hợp hơn với công việc nông nghiệp nên anh đã chuyển nhượng lại nhà hàng để làm vốn khởi nghiệp. Sau khi học hỏi từ những mô hình trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2021, anh đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà màng trồng dưa lưới tại thôn Tân Mỹ.

Nhiều “startup” trẻ Đức Thọ thành công từ mảnh đất quê hương

Những cây giống đạt chất lượng được anh Tuệ lựa chọn cho vụ dưa mới.

Mỗi năm, ngoài chuyên canh 2 vụ dưa lưới, anh Tuệ còn ươm giống dưa chuột bao tử Hà Lan để “dắm” thêm nhằm tăng thu nhập. Hiện mô hình hoạt động ổn định, cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, anh còn thuê 3 lao động là đoàn viên thanh niên địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng.

Cũng khởi nghiệp bằng lĩnh vực nông nghiệp, mô hình sản xuất của anh Nguyễn Doãn Vũ (SN 1995, thôn Sơn Quang, xã Đức Lạng, Đức Thọ) đang cho kết quả khả quan. Dịp này, anh Vũ cùng công nhân đang tất bật chăm sóc dưa chuột bao tử Hà Lan và đậu cove trên diện tích nhà màng hơn 4.000 m2 với tổng mức đầu tư gần 1,5 tỷ đồng.

Nhiều “startup” trẻ Đức Thọ thành công từ mảnh đất quê hương

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình kinh tế của anh Nguyễn Doãn Vũ mang lại nguồn thu ổn định.

Anh Vũ tâm sự, sau thời gian ở nhà làm công việc kinh doanh tự do, anh đã theo họ hàng vào Bình Dương để học hỏi mô hình kinh tế nông nghiệp. Qua tìm hiểu, nhận thấy mô hình sản xuất nông nghiệp trong nhà màng cho hiệu quả kinh tế cao nên khá hứng thú. Đầu năm 2022, anh mạnh dạn “cắm” sổ đỏ của gia đình vay ngân hàng hơn 500 triệu để khởi nghiệp.

Nhiều “startup” trẻ Đức Thọ thành công từ mảnh đất quê hương

Hiện mô hình của anh Nguyễn Doãn Vũ đang trồng dưa chuột, đậu cove và chuẩn bị cho vụ dưa lưới chủ lực sắp tới.

Năm vừa qua, mô hình cho thu hoạch 3 vụ dưa lưới với tổng 18 tấn, 1 vụ dưa chuột và đậu cove tổng 2 tấn, lợi nhuận thu về hơn 400 triệu đồng. Hiện mô hình của anh Vũ cũng đang tạo việc làm ổn định cho 2 người dân địa phương với mức lương 7 triệu đồng/người/tháng, vào mùa thu hoạch có thể lên đến 10 nhân công thời vụ.

Sau 3 năm làm kỹ sư khai thác mỏ cho nhiều công ty ngoại tỉnh, anh Nguyễn Minh Phong (SN 1987, xã Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ) quyết tâm về quê lập nghiệp. Trước đây, gia đình anh Phong làm nghề sản xuất lưỡi cưa thủ công, hiệu quả kinh tế thấp lại bỏ công sức nhiều. Với sự nhanh nhạy, anh đã vạch ra phương án nâng cấp xưởng sản xuất, đưa máy móc để tự động hóa quy trình.

Nhiều “startup” trẻ Đức Thọ thành công từ mảnh đất quê hương

Anh Nguyễn Minh Phong - chủ cơ sở sản xuất lưỡi cưa Phong Hoa.

Nghĩ là làm, năm 2016, anh mạnh dạn đầu tư 2,5 tỷ đồng mua các thiết bị như máy dập lưỡi cưa, hàn lưỡi cưa tự động, máy mài… và thuê mặt bằng hơn 300 m2 tại thôn Bình Định (Thanh Bình Thịnh) để làm nhà xưởng sản xuất lưỡi cưa với thương hiệu lưỡi cưa Phong Hoa.

Lưỡi cưa Phong Hoa hiện đã có mặt trên toàn quốc với đã dạng mẫu mã như lưỡi cưa sắt, lưỡi cưa gỗ, lưỡi cưa cắt giấy bìa. Hiện cơ sở của anh còn nhận cung cấp lưỡi cưa thực phẩm đông lạnh cho Công ty CP Masan Việt Nam và được công ty chuyển giao hai máy hàn lưỡi cưa tự động giá trị hơn 2 tỷ đồng.

“Cơ sở lưỡi cưa Phong Hoa đang hoạt động ổn định với lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 10 công nhân với mức lương 5-8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, rất mong địa phương cũng như huyện đoàn có những chính sách hỗ trợ để đưa xưởng sản xuất vào khu công nghiệp của xã Thanh Bình Thịnh” – anh Nguyễn Minh Phong cho biết.

Nhiều “startup” trẻ Đức Thọ thành công từ mảnh đất quê hương

Xưởng sản xuất của anh Phong tạo công việc ổn định cho 10 lao động trên địa bàn.

Hiện toàn huyện Đức Thọ có 51 mô hình kinh tế thanh niên và đang ngày càng được nhân rộng. Ngoài ra, những mô hình kinh tế còn giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân, ĐVTN địa phương, hạn chế được phần nào tình trạng thanh niên rời quê làm ăn xa.

“Nhiều mô hình kinh tế thanh niên của huyện Đức Thọ có chiều sâu, áp dụng khoa học công nghệ cao và có nguồn lợi nhuận ổn định. Huyện đoàn luôn đồng hành, hỗ trợ trong các chính sách cũng như kinh phí. Thời gian tới, huyện đoàn sẽ thành lập CLB kinh tế thanh niên nhằm tạo môi trường sinh hoạt cho các thanh niên làm kinh tế trên địa bàn, hỗ trợ ĐVTN tìm việc làm cùng một số hoạt động an sinh xã hội”- Bí thư Huyện đoàn Đức Thọ Lê Thị Huyền Trang cho hay.

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.