Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Mùa dịch Covid-19, các chị lao công vẫn miệt mài ngày đêm rong ruổi trên các con đường ở TP Hà Tĩnh, với nhiệm vụ làm sạch, đẹp phố phường.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

21h30 ngày 12/4, thành phố Hà Tĩnh lất phất mưa, trục đường chính Trần Phú – Hà Huy Tập vắng bóng người và phương tiện giao thông qua lại do lệnh cách ly xã hội. Chị Hoàng Thị Long và các đồng nghiệp đang chờ chất rác lên xe vận chuyển trước khi kết thúc ca làm việc tối.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Chị Long (ngoài cùng bên trái) là nhân viên Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh đã hơn 20 năm nay.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

“Trước dịch Covid-19, các hàng quán thường bố trí nhân viên vệ sinh mặt tiền thường xuyên, lao công chúng tôi vì thế cũng đỡ đi phần nào chút công việc. Giờ họ đang phải tạm thời đóng cửa phòng dịch, mặc dù lượng rác thải ít đi, nhưng thời gian làm vệ sinh sạch sẽ các tuyến đường cũng nhiều hơn”, chị Long nói.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Người phụ nữ trung niên cho biết, mặc dù công việc vất vả, nhưng vì yêu nghề, mỗi ngày vẫn đều đặn ra đường, miệt mài với chiếc chổi tre trên từng tuyến phố. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Nếu chúng tôi cũng sợ dịch mà không đi làm, phố phường nhếch nhác thì khó coi lắm. Hơn nữa, mình gắn bó với nghề chừng ấy năm rồi, mình cố gắng được chừng nào thì sẽ tiếp tục cố gắng”, chị Long chia sẻ.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Phan Đình Phùng, Xuân Diệu, Lý Tự Trọng… những con phố vốn vẫn ồn ào, náo nhiệt bậc nhất TP Hà Tĩnh, mới gần 10h đêm đã trở nên tĩnh lặng, thưa thớt người qua lại. Chỉ còn lại tiếng chổi tre xào xạc, tiếng xe đẩy kêu cút kít của những công nhân vệ sinh môi trường.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Chị Trần Thị Phương (30 tuổi) cho biết, thu gom rác trong mùa dịch, chị được công ty trang bị đầy đủ khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay, cồn khô sát khuẩn. “Đẩy xong một xe rác là phải sát khuẩn tay ngay”, chị Phương nói.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

“Để phòng lây nhiễm, tôi dùng 2 lớp khẩu trang để bịt kín vùng miệng và mũi, 2 lớp găng tay bảo hộ. Còn nữa, sau mỗi buổi đi làm về thì phải rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn tay và tắm rửa rồi mới sinh hoạt trong gia đình”, chị Ngô Thị Liên (36 tuổi, nhân viên Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh) nói.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Lấy từ trong chiếc túi nhỏ treo cạnh xe đẩy ra hai bình nước, chị Liên cẩn thận giải thích đây là một bình nước muối để súc miệng sát khuẩn và một bình nước uống, ngoài ra còn có găng tay bảo hộ, khẩu trang y tế dự phòng.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Chị Nguyễn Thị Lan điều khiển xe đi thu gom rác, phía trước giỏ xe là chai nước rửa tay sát khuẩn được công ty trang bị.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Trời mưa phùn tạt vào mũ bảo hiểm làm nhòe kính, cứ vài phút chị Lan phải dùng khăn lau sạch để rõ đường đi.

Những người thầm lặng làm đẹp phố phường Thành Sen mùa dịch Covid-19

Không kể trời mưa hay nắng, từ tờ mờ sáng hay tới giữa đêm khuya, những người công nhân môi trường vẫn lặng lẽ làm sạch thành phố giữa đại dịch Covid-19.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.