Niềm tự hào của gia đình hiếu học ở thị xã Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - 6 người con đều học hành, đỗ đạt, cùng theo đuổi nghề "vun chữ, dạy người" đó là niềm tự hào lớn nhất của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hạnh và bà Nguyễn Thị Lan ở tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

AG7A0201.jpg
Ông Nguyễn Văn Hạnh và bà Nguyễn Thị Lan.

Ông Nguyễn Văn Hạnh (SN 1948) từng đảm nhận các vị trí công tác quan trọng trong ngành giáo dục như: Giáo viên Trường cấp 2 Kỳ Thịnh, Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Phương, cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh... Sau khi nghỉ hưu theo chế độ, ông Hạnh đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội Khuyến học, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Kỳ Phương.

Bà Nguyễn Thị Lan (SN 1949) từng tham gia tiểu đội dân quân ở Kỳ Phương thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau khi hòa bình lập lại, do bị thương trong chiến tranh (hiện là thương binh hạng ¾) nên ở nhà nội trợ, chăm sóc gia đình.

AG7A0206.jpg
Tính đến nay, cả gia đình đã có 3 thạc sỹ và nhiều cử nhân. Đó là “gia tài’ quý báu mà ông bà có được ở tuổi xế chiều.

Năm 1968, ông, bà kết hôn. Thời điểm đó, ông đang là giáo viên Trường cấp 2 Kỳ Thịnh. Từ năm 1974-1988, lần lượt 6 người con (3 trai, 3 gái) ra đời, thu nhập lúc đó không đủ để ông, bà chăm lo cho 6 đứa con ăn học.

“Thời kỳ “tay bút, tay cày”, vợ chồng tôi phải nhận thêm ruộng của người dân bỏ không, tranh thủ thời gian sau giờ làm việc để khai hoang, trồng trọt. Nhiều khi cả chúng tôi còn đi buôn khoai, buôn sắn để kiếm thêm thu nhập nuôi con…”, ông Hạnh nhớ lại

Dù khó khăn, thiếu thốn, song ông Hạnh, bà Lan vẫn luôn động viên nhau tằn tiện, dành hết mọi điều kiện có thể để nuôi dạy các con khôn lớn nên người. Thấu hiểu được sự vất vả của bố mẹ, cả 6 người con đều chăm ngoan, học giỏi, trở thành niềm tự hào của gia đình, dòng họ.

Cả 6 người con của ông Hạnh, bà Lan hiện đều gắn bó với nghề giáo. Người con trai cả Nguyễn Văn Hào (SN 1974) từng là giáo viên và hiện là Phó Trưởng phòng Nội vụ TX Kỳ Anh; con gái thứ 2 Nguyễn Thị Lê (SN 1978) là giáo viên Trường Tiểu học Xuân Giang (huyện Nghi Xuân); con trai thứ 3 Nguyễn Văn Hòa (SN 1980) hiện là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quảng Chí (TX Kỳ Anh); con trai thứ 4 Nguyễn Văn Hùng (SN 1982) là giáo viên Trường THPT Lê Quảng Chí; con gái thứ 5 Nguyễn Thị Hồng (SN 1984) là giáo viên Trường THCS Kỳ Phương; con gái út Nguyễn Thị Hiền (SN 1988) giảng dạy tại Trường THPT Kỳ Anh.

Ông Hạnh, bà Lan đã có đủ dâu, rể và 11 người cháu, trong đó nhiều người học hành đỗ đạt. Tính đến nay, cả gia đình đã có 3 thạc sỹ và nhiều cử nhân. Đó là “gia tài’ quý báu mà ông bà có được ở tuổi xế chiều.

Chia sẻ về bí quyết nuôi dạy con, cháu học hành, ông Hạnh cho biết: “Sinh ra và lớn lên trên vùng đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống hiếu học, là quê hương của 2 vị Tiến sĩ Lê Quảng Ý, Lê Quảng Chí được ghi vào lịch sử, vợ chồng tôi luôn giáo dục con cháu về truyền thống hiếu học của quê hương, dòng họ và gia đình để các cháu lấy đó làm động lực phấn đấu, rèn luyện, tự ý thức trong học tập, công tác…”.

gia đình ông hạnh 1.jpg
Đại gia đình ông Nguyễn Văn Hạnh và bà Nguyễn Thị Lan trong lễ mừng thọ của 2 ông bà. Ảnh NVCC.

Để bồi đắp thêm niềm tự hào và truyền thống học hành, đỗ đạt của quê hương, gia đình ông bà đã lập quỹ khuyến học để khích lệ, động viên con cháu trong cả năm học hoặc những dịp đỗ đạt trong các kỳ thi. Tuổi cao nhưng ông, bà vẫn rất nhanh nhẹn, minh mẫn. Những năm gắn bó với công tác khuyến học, bằng tinh thần trách nhiệm, ông Hạnh đã kêu gọi nguồn lực cho quỹ khuyến học, khuyến tài của phường và tổ dân phố, góp phần khích lệ nhiều thế hệ con em quê hương nỗ lực vượt khó, vươn lên học tập thành tài.

Đến nay, dù không còn tham gia công tác xã hội nhưng ông, bà và các con, các cháu vẫn thường xuyên đóng góp cho quỹ khuyến học, tích cực hưởng ứng, ủng hộ xây dựng quê hương. Bản thân ông Hạnh đã được Tỉnh ủy Hà Tĩnh vinh danh điển hình cá nhân trong phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2015”, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Ông Trần Đình Thành - Bí thư Đảng ủy phường Kỳ Phương cho biết: “Gia đình ông Nguyễn Văn Hạnh, bà Nguyễn Thị Lan là một gia đình có truyền thống hiếu học. Ông bà mẫu mực, con cháu thành đạt, hiếu thảo, xứng đáng là những tấm gương cho nhiều gia đình khác noi theo…”.

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.