Báo cáo của LHQ nêu rõ nợ công đã trở thành gánh nặng đáng kể cho các nước đang phát triển do thiếu tiếp cận tài chính, lãi suất tăng, đồng nội tệ mất giá và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nợ công toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 92.000 tỷ USD vào năm 2022 khi các chính phủ phải vay tiền nhiều hơn để ứng phó với các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, gánh nặng đặc biệt cao với các nước đang phát triển.
Theo báo cáo nợ công toàn cầu được Liên hợp quốc công bố ngày 12/7, nợ công trong nước và nợ nước ngoài trên toàn thế giới đã tăng hơn 5 lần trong 2 thập kỷ qua, vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 3 lần tính từ 2002.
Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong các ngày 14-18/7.
Các khoản nợ của các nước đang phát triển chiếm 30% nợ công toàn cầu. Trong đó, 70% là các khoản nợ của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. 59 quốc gia đang phát triển có thể chứng kiến tỷ lệ nợ công/GDP trên 60% - ngưỡng thể hiện mức nợ công cao.
Báo cáo của Liên hợp quốc nêu rõ nợ công đã trở thành gánh nặng đáng kể cho các nước đang phát triển do thiếu tiếp cận tài chính, lãi suất tăng, đồng nội tệ mất giá và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
Hơn nữa, cầu trúc tài chính quốc tế khiến việc tiếp cận tài chính của các nước đang phát triển vừa không phù hợp vừa đắt đỏ, dẫn chứng các khoản thanh toán lãi suất nợ công ròng đã vượt 10% doanh thu của 50 nền kinh tế mới nổi toàn cầu.
Tại châu Phi, khoản thanh toán lãi suất cao hơn chi phí cho giáo dục hoặc y tế, với 3,3 tỷ người sống tại các nước chi nhiều cho việc trả lãi nợ công cho đầu tư vào giáo dục hoặc y tế. Báo cáo cho rằng các nước đang đứng trước lựa chọn khó khăn giữa trả nợ công hoặc phục vụ người dân.
Liên hợp quốc kêu gọi các chủ nợ quốc tế nới rộng các điều kiện tài chính, với các biện pháp như tăng tiếp cận tài chính cho các nước đang chịu áp lực nợ công.
Thủ đô của Mỹ đang trải qua không khí bình lặng nhưng đầy căng thẳng với các biện pháp an ninh chặt chẽ nhằm phòng ngừa bạo loạn trước thềm cuộc bầu cử Mỹ. Những ký ức từ cuộc bạo loạn tại toà nhà Quốc hội vào ngày 6/1/2021 vẫn ám ảnh người dân, khiến nhiều cư dân chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, việc hai ứng viên tổng thống tranh giành 538 phiếu đại cử tri, một kịch bản hoà là điều hoàn toàn có thể xảy ra, giống như cuộc bầu cử năm 1800 giữa Thomas Jefferson và Aaron Burr.
Khả năng tiên tri của bà Vanga vẫn chưa được giải mã, nhiều người tin rằng bà có khả năng nhìn thấu mọi sự kiện tương lai. Khả năng tiên đoán của bà Vanga đã trở thành chủ đề gây tò mò và tranh cãi, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Kết quả của cuộc thăm dò dư luận cuối cùng trên toàn quốc về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 được kênh truyền hình NBC News công bố ngày 3/11 cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đều nhận được 49% sự ủng hộ từ cử tri đã đăng ký.
Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Ngày 31/10, một quan chức cấp cao của Hamas cho biết nhóm này đã bác bỏ mọi đề xuất về tạm dừng cuộc giao tranh kéo dài hơn một năm qua ở Gaza, thay vào đó phải là một lệnh ngừng bắn lâu dài.
Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.
Cơ quan khí tượng quốc gia Philippines xác định siêu bão Kong-rey đang di chuyển chậm ở khu vực cách tỉnh Cagayan của nước này 350km về phía Đông với sức gió lên tới 185 km/giờ và giật đến 230 km/giờ.
Chuyến bay số hiệu AC 901 của hãng hàng không Alas Chiricanas đã phát nổ giữa không trung sau khi cất cánh từ một sân bay ở tỉnh Colon, khiến 21 người thiệt mạng.
Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Hãng thông tấn quốc gia Liban nêu rõ nhiều xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào vùng ngoại ô phía Đông làng Khiam, cách biên giới với Israel khoảng 6 km.
Từ Thung lũng Silicon đến Phố Wall, một số tỉ phú Mỹ đã trở thành nhà tài trợ lớn cho ông Trump và bà Harris, trong khi có những tỉ phú không công khai ủng hộ bên nào.
Khu vực Hồ Chad, vùng nước và đầm lầy rộng lớn với vô số đảo nhỏ là nơi ẩn náu của các nhóm thánh chiến như Boko Haram và nhánh Nhà nước Hồi giáo Tây Phi (ISWAP).