Nỗ lực mang thương hiệu cam Thượng Lộc vươn xa

(Baohatinh.vn) - Gần 10 năm xây dựng và phát triển, HTX Trà Sơn đã góp phần không nhỏ trong quá trình bảo tồn, gìn giữ và quảng bá thương hiệu cam Thượng Lộc (Hà Tĩnh) đến với thị trường.

Từ khi tham gia vào HTX Trà Sơn, diện tích trồng cam của gia đình anh Nguyễn Văn Trạch (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc) không ngừng được mở rộng. Đến thời điểm này anh đã có cơ ngơi đáng nể với khu vườn gần 1.700 gốc cam chanh, cam giòn, cho thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm.

Nỗ lực mang thương hiệu cam Thượng Lộc vươn xa

Vụ cam vừa qua, gia đình anh Trạch (xã Thượng Lộc) "thắng lớn" khi tổng sản lượng cam đạt gần 30 tấn

Anh Trạch cho biết: “Sau khi mạnh dạn tham gia vào HTX, gia đình tôi được “cầm tay chỉ việc” trồng cam cam theo quy trình “chuẩn” từ cách làm đất, cắt tỉa, bón phân, tưới nước... đến đăng kí sản xuất thâm canh theo hướng VietGAP”.

"Không chỉ dừng lại ở đó, khi tham gia và liên kết cùng nhau, chúng tôi được hưởng lợi nhiều từ chính sách phát triển của địa phương. Phân bón và chế phẩm sinh học đều được công ty cung cấp trực tiếp, không qua khâu trung gian, vì vậy đồng vốn bỏ ra giảm đáng kể" - anh Trạch chia sẻ.

Nỗ lực mang thương hiệu cam Thượng Lộc vươn xa

Vườn cam của các hộ trong HTX đang phát triển tốt, sản lượng tăng liên tục qua các năm

Với cách chăm bón khoa học, đúng tiêu chuẩn, vườn cam của các hộ trong HTX đang phát triển tốt, sản lượng tăng, sản phẩm chất lượng cao, được nhiều khách hành tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu như vườn anh Nguyễn Sỹ Túc (xã Thường Nga) với 3ha, doanh thu gần 350 triệu đồng/năm; vườn anh Trương Công Tự ( xã Phú Lộc), doanh thu hơn 250 triệu/năm...

Những trái cam ngon ngọt mang đậm hương vị của núi rừng và công sức bền bỉ của những nông dân vùng trà sơn đã được đền đáp khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cam Thượng Lộc” vào tháng 1/2017. Đó là đòn bẩy để HTX tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất theo hướng VietGAP, nâng tầm thương hiệu với khách hàng.

Nỗ lực mang thương hiệu cam Thượng Lộc vươn xa

HTX chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao cho các nhà vườn tại vùng trà sơn (huyện Can Lộc).

Chị Nguyễn Thị Thanh Trâm – Giám đốc HTX cho biết: “Với tấm vé “thông hành”, sản phẩm cam Thượng Lộc dần dần có chỗ đứng trên thị trường, chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để duy trì và bảo vệ thương hiệu còn non trẻ “vươn xa” trước sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều vùng trồng cam “có tiếng”, cần phải tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao hơn nữa và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Nỗ lực mang thương hiệu cam Thượng Lộc vươn xa

Tem truy xuất nguồn gốc của các nhà vườn thuộc HTX khẳng định uy tín với khách hàng.

Vì vậy, từ 108 hộ tham gia vào sản xuất, HTX đã tuyển chọn và cân nhắc các điều kiện cơ bản như diện tích, chất lượng cam… để giảm xuống còn 81 thành viên chia thành 4 tổ hợp tác, với gần 250 ha cam tại các xã như Phú Lộc, Thượng Lộc, Gia Hanh…

HTX còn phối hợp với huyện Can Lộc tổ chức xây dựng và dán tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm cam của xã viên. Nhờ việc truy xuất nguồn gốc mà khách hàng có thể tìm hiểu các thông tin về nơi sản xuất, cách thức liên hệ, quy trình chăm bón… Hướng đi này đang là cách làm hiệu quả, giúp nhiều hộ sản xuất yên tâm phát triển, quảng bá chất lượng cam ngon nổi tiếng của vùng trà sơn.

Nỗ lực mang thương hiệu cam Thượng Lộc vươn xa

Chị Nguyễn Thị Thanh Trâm – Giám đốc HTX (áo vàng) chia sẻ về những dự định để phát triển thương hiệu cam Thượng Lộc trong tương lai.

Chị Nguyễn Thị Thanh Trâm – Giám đốc HTX chia sẻ: “HTX đang hoàn thành các thủ tục để đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới sản xuất, bảo tồn phát triển giống cam Thượng Lộc và dự định sẽ đưa vào hoạt động vào đầu tháng 5 năm nay. Đây hứa hẹn sẽ là một bước đi mới của HTX để chủ động về nguồn cây giống, mang thương hiệu cam Thượng Lộc vươn xa hơn nữa trên thị trường”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.