Nơi “đỉnh cao mây vờn” ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Những ngày cuối xuân, khi đất trời vẫn còn nồng nàn hương sắc, bức tranh Hồng Lĩnh bừng lên những gam màu mới. Một thị xã cổ kính, trầm mặc hòa cùng nét hiện đại của một đô thị trẻ bắc Hà Tĩnh khiến bao người vương vấn.

Nơi “đỉnh cao mây vờn” ở Hà Tĩnh

Thị xã Hồng Lĩnh nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Treo Vọt linh khí Ngàn Hống

Ông Bùi Bổn, 76 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xóm Minh Sơn, xã Minh Lộc (Can Lộc) cũ, nay thuộc tổ dân phố 4, phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) đã chứng kiến bao thăng trầm của vùng Kẻ Treo. Ký ức ông ghi đậm hình ảnh một vùng núi Bạch Tỵ, Đại Hùng thuộc dãy Hồng Lĩnh rừng rậm với nhiều cây cổ thụ đan dày, dân cư thưa thớt. Năm 1954, cả một vùng từ ngã ba Bãi Vọt chạy về phía núi Hồng Lĩnh là một bãi cây vọt rậm rạp đến mức người và trâu bò khó chen chân.

Quốc lộ 1A cũ chạy ven núi theo khe Nhà Trò. Đậu Liêu (Độ Liêu) -Cổng Khánh là một vùng đất rộng chạy mãi ra đến tận Xuân Lĩnh, thuộc đất Kẻ Treo. Địa giới Kẻ Treo từ cầu Treo (nay được gắn biển cầu Treo Vọt) ra đến tận xã Xuân Hồng - Nghi Xuân.

Kẻ Treo gộp với Bãi Vọt thành cái tên Treo Vọt. “Người ta cứ nghe cái tên Treo Vọt cùng với cảnh rừng rậm hoang vu rồi đồn đại lên thành vùng đất có nhiều thú dữ, nạn cướp bóc, đi qua phải “vọt” cho nhanh. Nhưng là người bản địa, từ khi lớn lên tôi chưa thấy vụ cướp nào. “Treo” ở đây là khô hạn, không có nước. Còn “vọt” là do có bãi cây vọt” - ông Bổn giải thích.

Đã từng có nhiều hội nghị, hội thảo về vùng đất cổ Việt Thường và dấu tích nhà nước Việt Thường thị nơi đây. Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng nhận định: “Khớp với truyền thuyết, lịch sử được chép trong phần ngoại sử, đây là đất của Việt Thường thị và bộ Việt Thường nước Văn Lang”.

Nơi “đỉnh cao mây vờn” ở Hà Tĩnh

Ông Bùi Bổn nói về tên gọi Kẻ Treo.

Ông cũng từng đưa ra những dẫn chứng về dấu tích của huyện lỵ Thiên Lộc đầu tiên và thống kê được 5 ngôi đình, 36 ngôi đền, miếu, am, nhà thờ Văn Thánh, 13 ngôi chùa trên mảnh đất này. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến chùa Tiên, chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm, chùa Đại Hùng. Gần đây, chùa Hang được xây dựng, tạo cho non cao Hồng Lĩnh một danh thắng mới nức tiếng.

Dẫu đã đi qua bao thăng trầm cùng lịch sử, vươn mình thay da đổi thịt trong công cuộc đổi mới của đất nước và của Hà Tĩnh, vùng đất Treo Vọt - trung tâm của thị xã Hồng Lĩnh hôm nay vẫn xanh tươi, chất chứa bao trầm tích văn hóa và ngày càng tô đậm linh khí núi Hồng, sông Minh.

Những ngày này, người dân Hà Tĩnh trong đại dịch Covid-19 vẫn âm thầm hướng về lễ giỗ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch. Đây cũng là nơi duy nhất ở Hà Tĩnh thờ đức Tổ Hùng Vương.

Nơi “đỉnh cao mây vờn” ở Hà Tĩnh

Lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (phường Trung Lương) - lễ hội văn hoá đặc sắc làm dày thêm văn hoá Hồng Lĩnh. Ảnh Tư liệu

Ông Đinh Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết thêm: “Khu di tích Đại Hùng đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vùng với diện tích 42 ha, bao gồm các hạng mục: chùa Hạ, chùa Thượng và kinh đô Ngàn Hống. Hiện chùa Hạ đã xây dựng xong, kinh đô Ngàn Hống đang bắt đầu triển khai. Thị xã Hồng Lĩnh đang có kế hoạch nâng cấp lễ hội đền Hùng thành lễ hội cấp tỉnh. 3 di tích của thị xã Hồng Lĩnh đã được công nhận di tích quốc gia là đền thờ Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, quần thể chùa và hồ Thiên Tượng, nhà thờ Song Trạng thờ Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy.

Bức tranh tươi mới

Nhận rõ thế mạnh của một vùng đất chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa, đồng thời có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền thị xã Hồng Lĩnh đã có nhiều chính sách để thu hút nguồn lực, cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn.

Bí thư Thị ủy Đặng Thanh Hải chia sẻ: “Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, Ban Thường vụ Thị ủy đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện chính sách thu hút đầu tư, kêu gọi xã hội hóa đầu tư Cụm công nghiệp (CCN) Cổng Khánh.

Đã có 10 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng như dự án Nhà máy may Haivina (Hàn Quốc) tại phường Nam Hồng, dự án hạ tầng khu dân cư TNR tại phường Đậu Liêu và nhà máy bia của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh với công suất 50 triệu lít/năm ở CCN Cổng Khánh 2... trên mảnh đất linh khí ngàn năm.

Nơi “đỉnh cao mây vờn” ở Hà Tĩnh

Ca làm việc của công nhân Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh. Ảnh Thái Oanh

Đường tránh 1A, đường tránh 1B và dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sắp sửa khởi công cùng quốc lộ 1A, 8B đang góp phần tạo ra những lợi thế về giao thông cho thị xã Hồng Lĩnh. Cách đây không lâu, dự án nhà máy sản xuất thùng xốp vừa được khởi công với số vốn gần 15 tỷ đồng, dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bu-lông ốc vít đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, nhà máy thảm trải với hơn 9 tỷ đồng đang giai đoạn giải phóng mặt mặt bằng.

UBND tỉnh cũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh với số vốn gần 600 tỷ đồng, ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa, phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Để có nước cho các nhà máy sản xuất, dự án Nhà máy nước Đá Bạc với công suất 5.000 m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư 34 tỷ đồng giai đoạn 1 sẽ sớm được xây dựng.

Cùng với đó, các hồ chứa gần 5.000 m3/ngày đêm như hồ Khe Dọc, Khe Môn cũng sẽ được hòa mạng vào hệ thống cấp nước của thị xã. Vùng Kẻ Treo sẽ không còn bị “treo” nước, ngược lại, sẽ có rất nhiều nước phục vụ các CCN trên địa bàn và sinh hoạt của người dân.

Nơi “đỉnh cao mây vờn” ở Hà Tĩnh

Phối cảnh Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng tại Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 (phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh).

Theo sự hướng dẫn tận tình của anh Đinh Văn Thái - Phó Chánh văn phòng UBND thị xã, tôi lên núi Đại Hùng, đặt chân lên chùa Hạ vừa mới xây dựng xong. Từ ngôi chùa uy nghi trên đỉnh Ngàn Hống, ngắm nhìn cả một vùng rộng lớn, bức tranh xuân Hồng Lĩnh rực rỡ tươi mới mà vẫn mang vẻ yên bình và cổ kính trong nắng tháng ba.

Dưới chân núi là CCN Cổng Khánh 1, kế tiếp là CCN Cổng Khánh 2. Nhiều nhà máy mọc lên hai bên đường, trên phần đất Kẻ Treo xưa. Xa lắm rồi cảnh hoang vu, vắng lặng, giờ đây, người và xe chạy không ngớt trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Núi Bạch Tỵ và đền Đô Đài nằm cạnh ngã tư vòng xuyến, trên dốc Đậu Liêu như một trạm tiền tiêu. Núi Đại Hùng, Thiên Tượng, chùa Hang phía Đông Bắc vững chãi cho đô thị trẻ tựa lưng mà vững vàng khoác lên sắc màu mới.

Từ CCN Nam Hồng, nơi có nhà máy Haivina đường bệ trong nắng xuân, theo con đường mới mở đẹp như mơ, chúng tôi về thăm Tiên Sơn, Trung Lương thuộc Kẻ Bấn. Con sông Minh - một nhánh của sông La vẫn hiền hòa trôi về “cuối Sót” (đầu Mênh cuối Sót) với những tên bến đò gợi về một thời quá vãng. Nơi đây hàng năm diễn ra lễ hội đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười với nghi thức độc đáo.

Trước khi tạm biệt Hồng Lĩnh, tôi tìm về ngã ba Bãi Vọt. Không còn một dấu tích nhỏ nào của thời cây vọt ken dày, thay vào đó là con đường chạy ven núi sang Đại Hùng, lên chùa Hang. Con đường này đã biến ngã ba thành ngã tư.

Bãi Vọt, Kẻ Treo giờ chỉ còn là tên gọi trong ký ức của bao người. Một thị xã Hồng Lĩnh trẻ trung hôm nay đang náo nức mời gọi du khách tìm về.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.