(Baohatinh.vn) - Bà con nông dân ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân trước dự báo ít ngày tới đây, thời tiết sẽ có mưa kéo dài với lượng mưa dao động 40 - 80mm, có nơi lên tới 100mm.
Sáng 22/5, trên cánh đồng lúa ở xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, máy gặt cỡ lớn hoạt động hết công suất trên từng ruộng lúa. Phía trên bờ, nhiều người dân đang chờ sẵn để tới lượt máy gặt cho ruộng nhà mình.
Khi máy gặt xong từng ruộng, lúa nhanh chóng được chuyển ngay lên xe kéo chờ sẵn trên bờ. Người dân đang tận dụng thời tiết nắng ráo để đẩy nhanh quá trình thu hoạch và phơi lúa.
Ông Trần Bá Thành (SN 1970, trú thôn 10, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên) chia sẻ, vụ xuân năm nay, gia đình gieo 1 mẫu 6 ruộng. Tới nay, toàn bộ lúa đã chín và đã thu hoạch được 9 sào. Gia đình hiện đang tạm gác các công việc khác để tập trung thu hoạch diện tích còn lại trước dự báo ít ngày tới đây, thời tiết Hà Tĩnh sẽ chuyển mưa.
“Nghe dự báo từ chiều 23/5, Hà Tĩnh sẽ có mưa dông, thời tiết xấu kéo dài 4 - 5 ngày, ảnh hưởng tới việc thu hoạch, phơi lúa nên gia đình đang cố gắng thu hoạch gọn những ruộng ở khu vực sâu, ngã đổ do ảnh hưởng của đợt mưa dông lần trước. Trường hợp mưa gió kéo dài, diện tích lúa bị đổ rất dễ mọc mầm, ảnh hưởng năng suất”, ông Trần Bá Thành chia sẻ.
Trong khi đó, tại cánh đồng ở xã Cẩm Vịnh, TP Hà Tĩnh, bà con nông dân cũng đang cố gắng thu hoạch nhanh những diện tích lúa xuân đã chín.
Trước dự báo thời tiết Hà Tĩnh sẽ có mưa gió trong ít ngày tới, người dân khá lo lắng khi thời điểm này, lúa xuân đã chín đồng loạt.
Trường hợp thời tiết bất lợi kéo dài, diện tích lúa bị đổ ngã do ảnh hưởng đợt mưa dông vào ngày 10/5 rất dễ bị mọc mầm, hư hỏng, ảnh hưởng lớn tới năng suất. Lúa đổ ngã, nước trong ruộng lên cao sẽ làm cho việc thu hoạch lúa gặp rất nhiều khó khăn.
Cùng với việc “né” thời tiết bất lợi, việc tập trung thu hoạch lúa xuân còn giúp người nông dân thực hiện đúng khung thời vụ gieo cấy lúa hè thu.
Bà con đang tận dụng tối đa những ngày thời tiết nắng ráo để đẩy nhanh quá trình thu hoạch.
Việc thu hoạch lúa xuân được bà con cấp tập triển khai từ buổi sáng...
...cho tới chiều muộn.
Thậm chí, một số nơi nông dân còn tranh thủ cả ban đêm để đẩy nhanh việc thu hoạch lúa xuân.
Vụ xuân 2025, toàn tỉnh gieo cấy 59.273 ha. Dự ước năng suất trung bình toàn tỉnh đạt 61,75 tạ/ha, cao hơn vụ xuân 2024 là 0,58 tạ/ha.
Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp & Môi trường Hà Tĩnh) cho hay: Tính tới trưa 22/5, các địa phương đã thu hoạch được 16.000 ha, đạt tỷ lệ gần 27%. Những địa phương có tỷ lệ thu hoạch lúa xuân đạt cao như Can Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, TP Hà Tĩnh...
Trước dự báo từ chiều 23/5, thời tiết sẽ chuyển mưa; từ ngày 24 - 27/5, trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông rải rác, đặc biệt, khả năng ngày 26 - 27/5 có nơi mưa to; lượng mưa phổ biến trong đợt này dao động từ 40 - 80mm, có nơi trên 100mm, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, đốc thúc, hỗ trợ bà con tăng cường thu hoạch lúa vụ xuân, tránh ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.
Ngoài việc tranh thủ thu hoạch nhanh những ruộng lúa đã chín, bà con nông dân cần lưu ý khơi thông dòng chảy, tạo thông thoáng cho kênh mương để hạn chế nước ngập, gây hư hỏng lúa và khó khăn cho thu hoạch sau đợt mưa.
Diện tích lúa đã chín, nếu gặp phải thời tiết bất lợi, nước ngập đồng ruộng, khả năng sẽ ảnh hưởng tới quá trình thu hoạch và giảm năng suất. Video: Nông dân Hà Tĩnh cấp tập thu hoạch lúa xuân tránh ảnh hưởng thời tiết bất lợi.
Khi được đưa vào khai thác trong thời gian tới, cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) với mức đầu tư 280 tỷ đồng có thể tiếp nhận tàu có công suất lên tới 400CV.
Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nước mắm truyền thống nhiều hơn khiến các hợp tác xã, cơ sở chế biến ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tất bật gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị thị xã Kỳ Anh và các đơn vị, doanh nghiệp cần tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng các công trình phòng chống thiên tai, để đảm bảo an toàn, vận hành tốt khi tình hình mưa lũ ở Hà Tĩnh diễn biến phức tạp.
Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác trồng sả để phát triển cây trồng truyền thống thành chủ lực, hướng tới chế biến sâu thành sản phẩm OCOP.
Xây dựng vườn mẫu hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình là một trong những sáng kiến của Hà Tĩnh giúp Chương trình MTQG xây dựng NTM tại các địa phương ngày càng đi vào chiều sâu.
Nhung hươu Hương Sơn (Hà Tĩnh) năm nay vừa được mùa, lại được giá, giúp người nuôi có nguồn thu ổn định và tạo động lực để họ tiếp tục gìn giữ, phát triển nghề truyền thống.
Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Sự thiếu ý thức trong phòng chống dịch của nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại Hà Tĩnh trở thành rào cản lớn, khiến công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi gặp nhiều thách thức.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn đi đầu trong các phong trào, luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con cùng vươn lên.
100% thành viên trong Hội đồng Thẩm định xét, công nhận đô thị văn minh huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bỏ phiếu đồng ý công nhận thị trấn Tây Sơn đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024.
Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Nhiều hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã ở Hà Tĩnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giải phóng sức lao động.
Mưa lớn kèm theo gió lốc những ngày vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp tại Hà Tĩnh, khiến hơn 1.780 ha lúa xuân đang trong giai đoạn chín sáp bị đổ ngã.
Những con đường trải dài khang trang, rộng rãi; một khung cảnh yên bình với đầy đủ sắc màu mướt xanh của cây xanh, hoa tươi… thôn Việt Yên (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tạo nên những ấn tượng khó quên nếu ai từng một lần đến thăm.
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện có 27 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo, huy động nhân lực, vật lực, phấn đấu hoàn thành công tác lập bảng kê hộ phục vụ cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trước ngày 30/5.
Phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo, Hà Tĩnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu 2025 đạt 55.986 ha, sản lượng lương thực 294.425 tấn.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung tiến hành việc thu thập thông tin, lập bảng kê hộ phục vụ cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Những kết quả của mô hình hợp tác chăn nuôi lợn liên kết giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm là nền móng để các địa phương tiếp tục nhân rộng...
Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Những ngày này, trên cánh đồng dưa xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), bà con nông dân tích cực bám đồng thu hoạch dưa bở, dưa lê đầu vụ trong niềm vui ổn định năng suất, giá cao.