Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

(Baohatinh.vn) - Trời nhá nhem tối cũng là thời điểm nông dân Hà Tĩnh tập trung ra đồng thu hoạch lúa xuân để tránh cái oi bức của ban ngày, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Hơn 19h, chúng tôi có mặt tại cánh đồng lúa thôn Thanh Mỹ, xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên). Lúc này, trời đã tối mịt nhưng cả cánh đồng Thanh Mỹ râm ran tiếng máy gặt, tiếng người dân gọi nhau í ới. Không khí lao động khẩn trương, nhộn nhịp như ban ngày.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Phía trên bờ, mỗi gia đình cử 3 - 4 người chuẩn bị sẵn bao tải đựng lúa, xe kéo. Nếu như trước đây, chuyện gặt lúa đêm hiếm gặp, thì nay, công việc này đã phổ biến hơn nhờ có sự hỗ trợ từ máy móc. Người dân tiết kiệm được thời gian, công sức, lại đảm bảo được tiến độ thu hoạch. Lúa gặt xong được đóng bao tải chở về nhà, để phơi nắng.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Ông Nguyễn Văn Thành (thôn Thanh Mỹ, xã Cẩm Quan) cho biết: “Gia đình tôi làm hơn 1 mẫu, mấy hôm nay thời tiết khá oi nên tôi đã cùng người dân trong thôn thuê máy thu hoạch lúa vào ban đêm. Làm buổi đêm tuy cũng có chút cập rập, đi lại khó khăn, song đỡ vất vả hơn ban ngày”.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Cũng theo ông Thành, vụ xuân này nhờ chăm sóc tốt nên các diện tích lúa của gia đình cho năng suất cao, đạt khoảng 3,2 tạ/sào.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Với nhiều người nông dân, gặt đêm còn là dành thời gian buổi ngày đi làm công việc khác để tăng thêm thu nhập.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Nhờ cơ giới hóa nên mỗi sào hiện chỉ gặt và tuốt mất khoảng 10 phút, sau đó người dân chỉ việc chở lúa về nhà.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Ông Nguyễn Văn Tuyết (chủ máy gặt lúa ở thôn Hà Bắc, xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) cho biết: “Mỗi đêm tôi cùng hai lao động khác gặt được khoảng 35 sào lúa. Buổi ngày mà phơi mình giữa nắng thì hết sức vất vả cho chủ máy lẫn nông dân, gặt buổi đêm thế này dễ chịu hơn."

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Vụ mùa năm nay, bà con nông dân xã Nam Phúc Thăng rất phấn khởi, bởi năng suất lúa đạt cao. Những giống lúa được trồng ít sâu bệnh, trung bình mỗi sào thu hoạch được hơn 3,2 - 3,5 tạ.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Ông Nguyễn Văn Quỳnh (thôn Hưng Lộc, xã Nam Phúc Thăng) cho biết: “Gia đình tôi làm gần 5 mẫu, năm nay lúa đẹp, cho năng suất cao, dự kiến cuối vụ thu được khoảng gần 16 tấn".

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Trên cánh đồng lúa xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà), người dân cũng đang tất bật thu hoạch lúa xuân. Ông Nguyễn Văn Nam (thôn Phái Nam) cho biết: "Với nông dân chúng tôi, chỉ khi hạt thóc đã về nhà mới thở phào nhẹ nhõm. Thời tiết oi bức, tranh thủ máy xuống đồng, nhà nào cũng mang bao đứng đợi đầu bờ, bất kể thâu đêm”.

Nông dân Hà Tĩnh tranh thủ gặt đêm, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch

Thời điểm này, không chỉ ở Cẩm Xuyên, Thạch Hà... mà hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều đang tập trung thu hoạch các diện tích lúa xuân. Với không khí thu hoạch khẩn trương, bất kể ngày đêm đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, giúp nông dân có nhiều thời gian chuẩn bị cho sản xuất vụ mới, đảm bảo được khung thời vụ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.