Nông dân Kỳ Anh gặp khó trong tiêu thụ cam, quýt

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, khi những vườn cam, quýt ở các xã vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào cao điểm mùa thu hoạch thì không ít bà con nông dân lại như “ngồi trên lửa” vì khó khăn trong tiêu thụ.

Nông dân Kỳ Anh gặp khó trong tiêu thụ cam, quýt

HTX Nông nghiệp sinh thái Kỳ Sơn đang vào mùa cao điểm thu hoạch cam

Trang trại trồng cam của HTX Nông nghiệp sinh thái Kỳ Sơn ở xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh) thuộc vào loại lớn nhất vùng. Với 10.000 gốc cam, đây là vụ đầu tiên, trang trại cho thu hoạch chính thức. Tuy nhiên, khác với tâm trạng háo hức chờ đón hồi đầu vụ, HTX lại đang phải đối mặt với khó khăn do chưa tìm được đầu mối tiêu thụ ổn định.

Ông Bùi Đức Lý - Giám đốc HTX cho biết: “Năm ngoái, vườn cho thu hoạch “bói” được khoảng hơn 100 tấn. Chúng tôi bán vào các tỉnh miền nam với giá khá ổn với 40.000 đồng/kg. Hiện nay, HTX đã xây dựng được thương hiệu “Cam Khe Xai” đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, bao nhiêu hy vọng chờ mùa thu hoạch chính thức này thì từ đầu tháng 11 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở các xã vùng thượng Kỳ Anh phức tạp, các nhà buôn ngại vào nhập hàng khiến cho đầu ra sản phẩm rất chậm. Cam đến vụ chín, giữ lại trên cây không được, thu hoạch xuống thì lại không ai mua”.

Nông dân Kỳ Anh gặp khó trong tiêu thụ cam, quýt

Công nhân HTX Nông nghiệp sinh thái Kỳ Sơn vẫn chủ yếu thu hoạch cam rải vì các đơn hàng không ổn định.

Theo ông Lý, sản lượng thu hoạch năm nay khá lớn, khoảng 300 - 400 tấn. Theo đúng quy trình thì toàn bộ diện tích sẽ phải tập trung thu hoạch trong khoảng 1 tháng (từ tháng 11 - đầu tháng 12), có như vậy nhà vườn mới đảm bảo được chi phí, nhân công. Nếu không có đơn hàng lớn thì thời gian thu hoạch chắc chắn bị kéo giãn, không chỉ “đội” giá thành mà chất lượng cam sẽ không còn đảm bảo.

“Mỗi ngày, bình quân chúng tôi chỉ bán ra được khoảng 3 - 4 tạ, chủ yếu phục vụ các gia đình, còn những đơn hàng đi TP Hồ Chí Minh, Hà Nội thì gần như không còn vì tình hình dịch bệnh cộng với thời điểm này là cao điểm thu hoạch của các vùng cam nên rất khó khăn. Hiện, chúng tôi chỉ mới bán ra được gần 40 tấn với giá 25.000 đồng/kg” - ông Lý chia sẻ thêm.

Nông dân Kỳ Anh gặp khó trong tiêu thụ cam, quýt

Các vườn quýt xã Lâm Hợp bắt đầu vào mùa thu hoạch chính.

Còn đối với những người trồng quýt ở xã Lâm Hợp, mùa thu hoạch năm nay cũng gặp không ít bất lợi vì địa phương vừa trải qua đợt dịch COVID-19.

Bà Lê Thị Luật - thôn Bắc Hà, xã Lâm Hợp cho biết: “Từ đầu vụ thu hoạch, giá quýt ở địa phương đã giảm từ 25.000 đồng/kg (năm 2020) xuống còn 16.000 đồng/kg đối với quýt sáp và 20.000 đồng/kg (năm 2020) xuống còn 14.000 đồng/kg đối với quýt tắt. Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại địa phương và các xã Kỳ Thượng, Kỳ Phong vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, tôi lo thị trường năm nay sẽ rất khó khăn”.

Gia đình bà Luật có 1.000 gốc quýt, bình quân cho thu hoạch khoảng 5 - 7 yến/cây. Mặc dù là cây bản địa, song các năm trước quýt Kỳ Anh vẫn tiêu thụ khá tốt. Mọi năm, bà con nông dân gần như không phải quá vất vả đưa ra chợ mà các đầu mối sẽ cho xe về tìm mua tại vườn.

Nông dân Kỳ Anh gặp khó trong tiêu thụ cam, quýt

Bà Lê Thị Luật, thôn Bắc Hà, xã Lâm Hợp có 1.000 gốc quýt nhưng hiện đầu ra rất khó khăn

Anh Phạm Hữu Dũng - cùng thôn cho biết: “Tôi có 900 gốc quýt, đang bước vào mùa thu hoạch đầu tiên. Trong trường hợp bán tươi không thuận lợi như những năm trước thì chúng tôi sẽ phơi và sấy khô để bán. Tuy nhiên, điều quan trọng là người nông dân chưa kết nối được nhiều đầu mối lớn đối với mặt hàng qua chế biến từ vỏ quýt”.

Hiện nay, sau 17 ngày thực hiện cách ly y tế, xã Kỳ Thượng đã chính thức trở lại cuộc sống thường. Tuy nhiên, những tiềm ẩn phát sinh dịch bệnh trên địa bàn huyện vẫn còn khá cao, hơn lúc nào hết, bà con nông dân mong muốn được sự hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện dịch COVID-19 nhiều khó khăn.

Toàn huyện có khoảng 300 ha cam, ngoài ở các vườn hộ nhỏ lẻ, đến nay, huyện đã xây dựng được 3 - 4 mô hình tập trung và xây dựng hai thương hiệu cam đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Để hỗ trợ bà con nông dân trong tiêu thụ, huyện đã kết nối, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện. Bên cạnh đó, địa phương đang xây dựng chương trình bảo tồn giống và chế biến các sản phẩm từ quýt, nhằm kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.