(Baohatinh.vn) - Sau 4 tháng (tháng 1- 4/2020) trồng thử nghiệm tại xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đến nay giống ngô DK 6919S hay còn gọi là ngô biến đổi gen đã mang lại hiệu quả, tạo tiền đề để mở rộng diện tích, “phủ kín” những vùng đất bỏ hoang.
Sau 2 năm người dân Xuân Mỹ mang giống ngô biến đổi gen về trồng thử thấy hiệu quả, năm 2019 huyện Nghi Xuân chỉ đạo triển khai trồng thử nghiệm hơn 100 ha tại xã Xuân Mỹ và 70 ha tại xã Xuân Thành.
Ngô biến đổi gen “dễ tính” dễ trồng, dễ chăm sóc và kháng các loài sâu bệnh vốn là nỗi lo thường xuyên của người trồng...
Những hạt ngô vàng ươm, to tròn chắc đều.
Trồng ngô biến đổi gen hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng sắn và các giống ngô truyền thống nên kế hoạch đặt ra ban đầu chỉ là 55 ha nhưng người dân Xuân Mỹ đã mở rộng diện tích lên trên 100 ha.
"Đang ở giai đoạn trồng thử nghiệm nên xã hỗ trợ toàn bộ giống trị giá khoảng 250 triệu đồng nên người dân rất phấn khởi và tham gia tích cực” - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ Lê Văn Lương cho hay.
Niềm vui lớn đối với vợ chồng anh Hoàng Ngọc Tú (thôn Thuận Mỹ, Xuân Mỹ) là năm nay vợ chồng anh thu được hơn 6 tấn ngô tại vùng đất mượn của người dân bị bỏ hoang nhiều năm nay.
Anh Hoàng Ngọc Tú cho biết: “Giống ngô biến đổi gen không bị sâu bệnh phá hại trong quá trình trổ bông như các giống ngô truyền thống... Hơn nữa, giống ngô này rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở nhiều địa phương huyện Nghi Xuân”.
“Mùa vàng” bội thu từ vụ ngô biến đổi gen sẽ là tiền đề để huyện Nghi Xuân tiếp tục mở rộng diện tích khoảng 500 ha, nâng tổng số diện tích trồng ngô toàn huyện lên hơn 1.000 ha trong thời gian tới, đặc biệt là phủ kín diện tích đất bị bỏ hoang
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân Lê Thanh Bình
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 và đang có nguy cơ lây lan. Cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.
Năm 2025, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ rừng từ cấp thị xã đến cơ sở.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 nên ngày từ đầu năm xã Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.