Nông dân Tân Hương thu nhập cao nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, xã Tân Hương (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phong trào xóa bỏ vườn tạp, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất chăn nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Tân Hương là xã miền núi thuộc vùng tiểu bán sơn địa của huyện Đức Thọ, có diện tích tự nhiên trên 1.600 ha. Với quỹ đất dồi dào, xã Tân Hương có điều kiện để phát triển trồng các loại cây ăn quả, phát triển chăn nuôi.

Nông dân Tân Hương thu nhập cao nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Ông Phan Văn Hiền đang chăn sóc, tỉa cành cho vườn cam chuẩn bị cho vụ cam 2022.

Gia đình ông Phan Văn Hiền, thôn Tân Quang là một trong những hộ tiên phong xóa bỏ vườn tạp, phát triển cây ăn quả. Trước đây, gia đình ông chủ yếu là trồng các loại cây màu ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp. Thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương và được Hội Nông dân xã Tân Hương hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, gia đình ông đã tiến hành xóa bỏ vườn tạp, tập trung trồng cây có múi như: cam, quýt các loại, bưởi da xanh...

Nông dân Tân Hương thu nhập cao nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Nhiều hộ gia đình ở Tân Hương phát triển cây ăn quả có múi cho thu nhập cao

Ông Phan Văn Hiền cho biết: “Khu vười đồi gần 1ha trước đây chủ yếu trồng khoai, sắn cho thu nhập thấp, sau khi được Hội Nông dân xã vận động xóa bỏ vườn tạp trồng cây ăn quả có múi, gia đình tôi đã mạnh dạn quy hoạch trồng 300 gốc cam chanh, cam bù, 100 gốc bưởi phúc trạch, bưởi da xanh. Năm 2021, các loại cây ăn quả cho thu nhập hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất, gia đình tôi thu về gần 200 triệu đồng”.

Với chủ trương khai thác tiềm năng của đất đai, điều chỉnh trồng và cải tạo hợp lý vườn tạp, trên cơ sở nắm bắt thị trường để có kế hoạch sản xuất, cấp ủy, chính quyền và Hội Nông dân xã Tân Hương định hướng cụ thể cho người dân phát triển kinh tế vườn đồi theo hướng bền vững, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và sinh thái.

Để tạo hiệu quả bền vững, cấp ủy, chính quyền và Hội Nông dân xã Tân Hương đã tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình trồng cam, chanh ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang... Xã cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ từ 10 đến 25 ngàn đồng/gốc cây ăn quả. Đây là cơ sở để người dân mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả có múi theo quy mô lớn.

Nông dân Tân Hương thu nhập cao nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Gia đình anh Võ Văn Điện chăn nuôi 20 con lợn nái nên đã chủ động được con giống để phát triển chăn nuôi lợn thịt.

Đi đôi với phát triển kinh tế vườn đồi, những năm gần đây, Hội Nông dân xã Tân Hương đã vận động bà con mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp, trong đó, chủ lực là phát triển đàn lợn, gà và bò.

Anh Võ Văn Điện - thôn Tân Lộc, xã Tân Hương cho biết: “Nhận thấy tiềm năng đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn và bò, gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi 20 con lợn nái, 400 con lợn thịt và 20 con bò. Năm 2021, doanh thu từ chăn nuôi của gia đình đạt gần 2 tỷ đồng”.

Nông dân Tân Hương thu nhập cao nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Mô hình chăn nuôi bò thịt của gia đình anh Nguyễn Mạnh Quyết (thôn Tân Thành) mỗi năm cho thu nhập từ 250-300 triệu đồng.

Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hương cho biết: Hiện toàn xã Tân Hương có 31 mô hình chăn nuôi cho giá trị kinh tế cao, trong đó, 5 mô hình lớn cho doanh thu từ 1 đến 2 tỷ đồng/năm, 8 mô hình vừa doanh thu từ 500 triệu - dưới 1 tỷ đồng và 18 mô hình nhỏ doanh thu từ 100 - dưới 500 triệu đồng. Ngoài ra, xã còn có 300 hộ trồng cây ăn quả có múi như cam chanh, cam bù, bưởi Phúc Trạch, bưởi da xanh, hộ trồng ít nhất là 100 gốc, hộ trồng nhiều nhất là 500 gốc, mỗi năm cho thu nhập từ 50 đến 250 triệu đồng.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).