Nông dân Thượng Lộc vào mùa thu hoạch cà dừa

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, các vùng trồng cà dừa tại xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) chính thức vào vụ thu hoạch.

Xuống giống từ giữa tháng 10/2024, những ngày này, hơn 1 sào cà dừa của bà Nguyễn Thị Quý (thôn Sơn Phú) bắt đầu cho thu hái đợt đầu tiên. Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm bón phù hợp, cà dừa năm nay cho sản lượng tương đối, chất lượng quả đẹp, đồng đều. Trước Tết, một vài luống đã bắt đầu thu hoạch bói, thời điểm này, hầu hết diện tích đều vào chính vụ thu hoạch.

bqbht_br_1.jpg
Bà Quý bắt đầu thu hái cà dừa đợt đầu tiên.

Bà Quý chia sẻ: “Đến thời điểm hiện tại, tôi mới thu hái đợt đầu tiên với khoảng hơn 5 yến cà, thu về gần 1 triệu đồng. Giá cà bán lẻ tại chợ hiện ở mức 17.000 – 20.000 đồng/kg, thương lái thu mua tại chân ruộng có giá 13.000 – 15.000 đồng/kg. Mức giá này tương đối ổn định so với các năm trước. Dự kiến trong khoảng 2-3 tuần tới, cà sẽ cho thu hái đại trà, mỗi lần hái cách nhau 3-4 ngày”.

Là một trong những hộ có diện tích trồng cà lớn tại cánh đồng trại Mai ở thôn Sơn Phú, bà Nguyễn Thị Vân cho biết: “Từ giữa tháng Chạp, gần 3 sào cà dừa của tôi đã cho ra quả bói. Trước Tết, nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung chưa nhiều nên giá cà ở mức cao, khoảng 22.000 – 25.000 đồng/kg. Hiện nay, các hộ gia đình đã bắt đầu bán tỉa, giá cà dao động từ 17.000 – 20.000 đồng/kg. Trung bình 3 ngày, tôi thu hái 1 lần với số lượng khoảng 50 – 100 kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi vụ cà đem về cho gia đình gần 30 triệu đồng”.

bqbht_br_2.jpg
Sau khi trừ các khoản chi phí, gần 3 sào cà dừa của bà Vân đem về khoảng 30 triệu đồng.

Cà dừa Thượng Lộc được người dân xuống giống từ tháng 10, bắt đầu thu hoạch từ sau Tết và kết thúc thời vụ vào khoảng cuối tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau kỳ nghỉ Tết, trên những cánh đồng xã Thượng Lộc, không khí lao động, sản xuất trở nên tất bật, nhộn nhịp.

“Cà dừa gắn bó với người dân Thượng Lộc hơn 10 năm nay, dần trở thành mặt hàng nông sản đặc trưng của vùng. Đây cũng là cây trồng đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Sau nhiều năm, người dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch… Nhờ đó, sau khi trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi sào cà dừa, người dân sẽ thu về từ 12-15 triệu đồng” – bà Nguyễn Thị Hạnh (thôn Đồng Thanh) cho hay.

bqbht_br_3.jpg
bqbht_br_5.jpg
Cà dừa "bén duyên" với nông dân Thượng Lộc hơn 10 năm nay.

Thời điểm này, bên cạnh thu hoạch, người dân cũng tập trung làm cỏ, chăm sóc, tưới nước giúp cây phát triển tốt, duy trì tỷ lệ ra hoa, đậu quả nhiều. Ông Bùi Xuân Bằng (thôn Sơn Phú) cho biết: “Cà dừa vốn là loại cây dễ trồng song để cây ra quả nhiều, cần đảm bảo nền đất ẩm trong suốt thời gian sinh trưởng. Bên cạnh đó, giai đoạn từ khi cây có quả đến khi thu hoạch rộ, cứ cách 5-7 ngày chúng tôi bón nước phân pha một lần. Vụ cà thu hoạch thường kéo dài 3-4 tháng, nếu chăm sóc tốt, thời gian có thể kéo dài đến 5-6 tháng”.

Cà dừa Thượng Lộc không chỉ được bán tại các chợ dân sinh trên địa bàn huyện Can Lộc mà còn có mặt tại các chợ đầu mối tại TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Thạch Hà… Với hình thức đẹp, giá phải chăng, đây là mặt hàng nông sản dễ tiêu thụ.

bqbht_br_4.jpg
Bên cạnh thu hái đều đặn 3-5 ngày/lần, ông Bằng còn tích cực tưới nước, bón phân giúp nâng cao tỷ lệ ra hoa, đậu quả của cây cà dừa.

Thống kê của UBND xã Thượng Lộc, trên địa bàn hiện có khoảng 350 hộ trồng cà với tổng diện tích trên 20 ha, tập trung nhiều ở các thôn: Sơn Phú, Đồng Thanh, Vĩnh Xuân, Sơn Bình… Năm nay, năng suất cà dừa dự kiến đạt gần 13 tấn/ha.

Ông Nguyễn Xuân Diệu – Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Nhiều năm qua, cà dừa Thượng Lộc cho sản lượng cao, chất lượng đồng đều, dần khẳng định được vị trí trên thị trường. Hiện nay, người dân tại 10/10 thôn đều tham gia sản xuất cà dừa, trong đó, địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại thôn Sơn Phú với tổng diện tích 5 ha. Mỗi năm, người dân Thượng Lộc sẽ sản xuất 2 vụ cà, vụ chính xuống giống từ tháng 10 và thu hái đến tháng 4 năm sau. Trung bình mỗi sào, người dân thu về từ 10 - 25 triệu đồng, góp phần phát huy hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác”.

Video: Nông dân Thượng Lộc bám đồng thu hoạch cà dừa.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.