Cà dừa Thượng Lộc được mùa, được giá

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, người dân Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi khi vụ cà dừa năm nay không chỉ được mùa mà còn được thu mua với giá cao.

Trời về chiều, cánh đồng trồng cà dừa ở xã Thượng Lộc (Can Lộc) nhộn nhịp như một phiên chợ. Bắt đầu thu hoạch từ tết đến nay, 1 sào rưỡi cà dừa của gia đình chị Quách Thị Hồng (thôn Sơn Phú, xã Thượng Lộc) đã mang về nguồn thu hơn 6 triệu đồng.

1.2.jpg
Năm nay, người dân Thượng Lộc trồng cà dừa trên diện tích hơn 20 ha.

Chị Hồng chia sẻ: “Đến thời điểm hiện tại, cà bán tại ruộng có mức giá 18 - 22 nghìn đồng/kg. So với năm ngoái, cà năm nay cao hơn từ 3 - 4.000 đồng/kg và giữ ổn định trong thời gian dài. Điều phấn khởi nhất là cà thu hoạch đến đâu được tiêu thụ đến đó nên chúng tôi không lo lắng về đầu ra”.

Theo người dân trên địa bàn, thời tiết năm nay ấm áp, thuận lợi nên cà cho quả sớm. Từ trong tết, bà con đã bắt đầu thu hoạch bói, vụ thu hoạch sẽ kéo dài đến hết tháng 4 dương lịch.

1.4.jpg
Cây cà dừa là nguồn thu nhập chính cho người dân trong những ngày giáp hạt.

Chị Võ Thị Xuân - thôn Sơn Phú chia sẻ: “Từ sau tết chúng tôi mới thu hoạch đại trà, mỗi lần hái cách nhau 3 - 4 ngày, ruộng cà hơn 1 sào mang về cho tôi nguồn thu từ 700.000- 1 triệu đồng. Năm nay, quả đẹp, giá cả tăng nên ai cũng phấn khởi”.

Dẫu chưa xây dựng được thương hiệu nhưng với người dân Thượng Lộc, cà dừa được xem là hàng nông sản “cứu cánh” mang lại nguồn thu nhập chính trong những ngày giáp hạt nên bà con hết sức tuân thủ quy trình sản xuất. Gắn bó với cây cà nhiều năm, bà con nhận thấy đây là loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc, thêm vào đó, với sự quan tâm của địa phương trong việc khoanh vùng trồng cà tập trung, đường sá, kênh mương được đầu tư cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình phát triển sản xuất.

1.1.jpg
Thời tiết ấm áp thuận lợi cho cây cà dừa phát triển.

Chị Nguyễn Thị Thủy - một thương lái ở xã Thiên Lộc cho hay: “Theo chu kỳ thu hoạch, trung bình, khoảng vài ba ngày chúng tôi lại đến các cánh đồng trên địa bàn xã để thu mua cà về chợ đầu mối ở thành phố Hà Tĩnh. Cà dừa Thượng Lộc năm nay có hình thức đẹp, dễ bán, giá cao nên bà con thu hoạch từng nào, chúng tôi sẽ thu mua hết từng đó”.

“Gắn bó với người dân trên địa bàn hơn 10 năm nay cây cà dừa đã khẳng định được thế mạnh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích ở Thượng Lộc. Đến nay, người dân đã mở rộng diện tích tại 10/10 thôn với tổng số hơn 20 ha cà dừa, trong đó, vùng sản xuất tập trung ở thôn Sơn Phú khoảng hơn 5 ha”, ông Nguyễn Hải - Phó chủ tịch UBND xã Thượng Lộc thông tin.

1.3.jpg
Thương lái mua cà ngay tận chân ruộng.

Xuống giống từ tháng 10 và bắt đầu thu hoạch từ sau tết, thời vụ thu hoạch cà của bà con Thượng Lộc kéo dài khoảng 3 tháng. Theo bà con, nếu chăm sóc tốt, mỗi sào cà sẽ cho nguồn thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng/vụ. Hiệu quả từ mô hình trồng cà dừa đã mở ra cho người dân Thượng Lộc hướng đi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác.

Đọc thêm

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.