Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nắng hạn kéo dài khiến người dân xã Điền Mỹ (Hương Khê – Hà Tĩnh) khổ sở vì “khát” nước sinh hoạt và đối diện nguy cơ mất mùa bởi đồng khô, giếng cạn...

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Một giếng đào sâu 15m ở Điền Mỹ đã khô cạn.

Giếng nước khô cạn

Trời nắng như đổ lửa, chúng tôi tìm về thôn 2, xã Điền Mỹ (Hương Khê) để thấm cảnh thời tiết cực đoan “uy hiếp” cuộc sống của người dân nơi đây. Nắng nóng khắc nghiệt kéo dài, giếng nước khô cạn, mọi sinh hoạt hàng ngày của các gia đình càng thêm bức bách vì không đủ nước sạch sử dụng.

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Hạn hán kéo dài, bà Đặng Thị Nhỏ ở thôn 2, xã Điền Mỹ (Hương Khê) phải đi xin nước phục vụ sinh hoạt

Bà Đặng Thị Nhỏ (thôn 2) cho biết: "Nắng nóng kéo dài thế này không biết lấy nước đâu mà ăn uống. Mặc dù trước đó, gia đình đầu tư cả chục triệu đồng khoan 4 giếng sâu từ 80m – 100m nhưng vẫn không có nước. Nước ở giếng đào giờ cũng đã cạn đáy không thể bơm lên được. Để có nguồn nước sinh hoạt phục vụ ăn uống, tôi đành xách can đi xin và chỉ biết cầu mong vài ngày tới trời sẽ đổ mưa”.

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Nhiều hộ dân Điền Mỹ bỏ tiền khoan giếng sâu cỡ trăm mét nhưng vẫn không có nước

Trưởng thôn 2 - Phạm Văn Toàn cho hay, mùa hè năm nay, thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ đã có lúc lên đến 41 độ C; trong khi nguồn nước sinh hoạt duy nhất của người dân nơi đây lấy từ giếng đào.

Tuy nhiên, hầu hết các giếng đào hiện đã khô cạn, có tới 80% hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Nhiều gia đình phải đi xin hoặc mua nước ở nơi khác về để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày.

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Nhiều giếng đào cũng đã khô cạn, không đủ nước để bơm

Được biết, toàn xã Điền Mỹ có hơn 1.200 hộ dân, trong đó khoảng 1/3 hộ dân (chủ yếu tại các thôn 2, 3, 4, 5) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng mùa nắng nóng.

Ruộng đồng nứt nẻ

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Nhiều diện tích lúa vụ hè thu ở xã Điền Mỹ đã nứt nẻ

Rời thôn 2, chúng tôi về thôn Nam Trung (xã Điền Mỹ). Nắng nóng khắc nghiệt nên thôn Nam Trung chỉ lên kế hoạch sản xuất 30ha trong số 40ha diện tích lúa hè thu. Song, vào vụ, nước tại các hồ đập trên địa bàn cạn kiệt nên người dân chỉ gieo cấy được 15ha lúa nhưng có nguy cơ mất trắng.

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Ông Tống Nguyên Tường ở thôn Nam Trung xã Điền Mỹ thẩn thờ bên 4 sào lúa bị khô hạn.

Ông Tống Nguyên Tường (ở thôn Nam Trung) không giấu được sự lo lắng: vụ này, gia đình tôi thuê máy cày về làm đất, gieo cấy trên diện tích 4 sào nhưng gặp phải hạn hán khiến đồng ruộng thiếu nước, lúa không phát triển được, bắt đầu có dấu hiệu “cháy”. Hồ đập đã khô cạn, không đủ nước để chống hạn, nếu một tuần tới trời không mưa thì toàn bộ diện tích lúa của gia đình sẽ mất trắng.

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Nắng gay gắt khiến một số diện tích ngô bị khô cháy.

Không chỉ diện tích lúa vụ hè thu bị khô hạn mà nhiều diện tích ngô, đậu xanh và các loại cây ăn quả nằm rải rác ở các thôn của xã Điền Mỹ cũng đã bị khô héo trước nắng nóng gay gắt kéo dài.

Giếng trơ đáy, đồng nứt toang ở xã miền núi Hà Tĩnh

Hồ đập cạn kiệt không đủ nước tưới chống hạn cho cây trồng hè thu.

Theo ông Trần Tiến Chương - Chủ tịch UBND xã Điền Mỹ, thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài hơn tháng nay khiến người dân một số thôn ở vùng cao trên địa bàn hết sức khó khăn về nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, hàng chục ha cây trồng vụ hè thu có nguy cơ mất trắng.

Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền người dân tiết kiệm nước để đáp ứng phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Về lâu dài, mong huyện quan tâm khắc phục hạn hán, có chính sách hỗ trợ chính quyền địa phương khoan hay đào giếng tại một số ví trí tập trung để có nguồn nước sinh hoạt đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nhân dân.

Chủ đề Nắng nóng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.