Giúp nông dân Hà Tĩnh thay đổi tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

(Baohatinh.vn) - Trao đổi với Báo Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam bà Nguyễn Thị Mai Thuỷ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức hội thời gian qua là giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

- Xin bà cho biết một số kết quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua ở các cấp hội?

Nhiệm kỳ Đại hội Hội Nông dân tỉnh 2018 – 2023 đến nay đã đi được nửa chặng đường. Trong nửa nhiệm kỳ, thông qua các phong trào, nông dân đã xây dựng được 240 trang trại, gia trại nông nghiệp quy mô lớn, 912 mô hình kinh tế tập thể, bước đầu một số mô hình đã hình thành chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Bình quân hằng năm có trên 89.043 hộ gia đình đạt hộ SXKD giỏi các cấp.

Giúp nông dân Hà Tĩnh thay đổi tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

Hà Tĩnh ngày càng có nhiều nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu từ nông nghiệp.

Đến nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân là 45,682 tỷ đồng, thông qua 186 dự án với 1.721 lượt hộ vay vốn để xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế.

Thời gian qua, các cấp hội cũng trực tiếp, phối hợp tổ chức dạy và cấp chứng chỉ 324 lớp đào tạo nghề cho 9.720 lao động nông thôn. Tỷ lệ nông dân sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 85%.

Về các hoạt động hỗ trợ nông dân, hội tín chấp 20.550 tấn phân bón trả chậm, 625.000 giống cây các loại cho nông dân. Thực hiện chương trình OCOP, các cấp hội đã xây dựng và giới thiệu 107 sản phẩm tham gia.

Giúp nông dân Hà Tĩnh thay đổi tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

Công tác giám sát cũng được cấp hội nông dân quan tâm triển khai có hiệu quả.

Đặc biệt, nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng triệu ngày công để làm mới, sửa chữa đường GTNT, kiên cố hóa kênh mương; cải tạo, chỉnh trang trên 50.705 vườn tạp; xây dựng mới 1.909 vườn mẫu, tham gia xây dựng 165 khu dân cư NTM kiểu mẫu; xây dựng, chỉnh trang 566 tuyến phố sáng, xanh, sạch, đẹp…. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã đỡ đầu 6 xã về đích NTM.

Thời gian qua, do tác động của đại dịch COVID-19, đầu ra sản phẩm của người nông dân gặp khó khăn, hội nông dân các cấp bên cạnh tổ chức nhiều hoạt động phòng chống dịch đã làm tốt vai trò “bà đỡ” trong kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Chỉ tính riêng năm 2021, các cấp hội đã kết nối, hỗ trợ tiêu thụ gần 500 tấn nông sản cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

Giúp nông dân Hà Tĩnh thay đổi tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

Từ đầu năm 2021 đến nay, các cấp hội nông dân đã hỗ trợ 19 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn xây dựng nhà ở.

Nhìn chung, công tác hội và phong trào nông dân thời gian qua chuyển biến rõ nét, phát triển khá toàn diện, đồng đều trên các lĩnh vực; nội dung, phương thức hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp hội có nhiều đổi mới, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ do đại hội Đảng và đại hội hội nông dân các cấp đề ra.

- Hội sẽ làm gì để chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, thưa bà?

Có thể khẳng định nông dân Hà Tĩnh có những cá nhân rất giỏi, nhưng đa số thì vẫn nghèo do chưa cải thiện được tầm nhìn, chưa thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách hợp tác liên kết để tạo ra giá trị lớn hơn. Do đó, người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là những nông dân biết ứng dụng KHKT tiên tiến và làm chủ các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong sản xuất.

Giúp nông dân Hà Tĩnh thay đổi tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

Để nông dân “thoát khỏi” hình ảnh cái cày và con trâu thì việc đầu tiên là phải giúp họ thay đổi tư duy sản xuất.

Có nghĩa là, trước hết người nông dân cần đổi mới tư duy, sẵn sàng tiếp cận với cái mới, thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ. Hội đã, đang và sẽ đồng hành cùng nông dân trên con đường đổi mới, phát triển để họ chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức hội là chú trọng công tác tuyên truyền, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của nông dân. Tỉnh hội đã chỉ đạo các cấp hội bám sát các bản bản hướng dẫn của Trung ương để vận động nông dân chuyển biến tư duy sản xuất, kinh doanh từ coi trọng về số lượng chuyển sang nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị lợi nhuận cao; từ sản xuất đơn lẻ sang liên kết, hợp tác mở rộng quy mô sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn an toàn đối với sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, phải ứng dụng KHCN, cơ giới hoá, tiến tới số hoá để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

- Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động các cấp hội nông dân, xin bà cho biết một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới?

Bên cạnh tuyên truyền, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo là tạo nguồn vốn hỗ trợ hiệu quả cho nông dân phát triển kinh tế thông qua hợp tác với các ngân hàng và Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng đi kèm với nhân rộng mô hình hiệu quả.

Giúp nông dân Hà Tĩnh thay đổi tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp

Hội nông dân các cấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nông dân, đặc biệt là về vốn sản xuất.

Cùng với đó, phối hợp với các công ty, doanh nghiệp có uy tín để cung ứng phân bón, cây giống, con giống các loại; tổ chức các cuộc hội thảo, tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động. Hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản. Trong đó đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả đề án xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản an toàn để tiêu thụ nông sản.

Đồng thời, tham gia có hiệu quả vào chương trình xây dựng NTM thông qua các hoạt động: vận động nông dân hiến đất, hiến cây, đóng góp nguồn lực; tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi phục vụ phát triển KT-XH; trực tiếp hỗ trợ xây dựng tổ hợp tác, HTX, chi, tổ hội nghề nghiệp; xây dựng vườn mẫu, khu dân cư mẫu, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ... theo hướng sinh thái, bền vững, đi đôi với tích cực chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.