Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

(Baohatinh.vn) - Tính đến ngày hôm nay (7/8/2021), Cẩm Minh và Cẩm Trung là 2 xã của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, có 126 xã thuộc 13 huyện, thị, thành trong tỉnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc… là những địa phương có dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề.

Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Từ đầu năm đến nay, có 126 xã trong tỉnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, phải tiêu hủy 14.867 con.

Theo rà soát, tổng số lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy trên toàn tỉnh từ đầu năm lại nay là 14.867 con, tương đương khối lượng tiêu hủy là 1.115.823 kg.

Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm dập dịch của chính quyền địa phương, ngành chuyên môn và người chăn nuôi, đến nay, dịch tả lợn châu Phi tại Hà Tĩnh cơ bản đã được kiểm soát. Tính đến ngày hôm nay (7/8/2021), chỉ còn 2 xã Cẩm Minh và Cẩm Trung của huyện Cẩm Xuyên có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.

Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Hiện nay, người chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đã tái đàn sau dịch.

Theo ghi nhận, hiện nay, người chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đã có xu hướng tái đàn và tăng đàn sau dịch. Để đảm bảo chăn nuôi an toàn, tránh rủi ro, ngành chuyên môn khuyến cáo người nuôi cần tiếp tục siết chặt công tác phòng dịch.

Ông Phan Quý Dương – Trưởng phòng Quản lý chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo: “Đầu tư chăn nuôi lợn trong giai đoạn này, người chăn nuôi cần tuân thủ an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Người nông dân cần mua con giống ở các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy tờ kiểm dịch; quan tâm đầu tư phòng dịch, thực hiện tiêm phòng lở mồm long móng, các loại bệnh truyền nhiễm... cho vật nuôi đầy đủ.

Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Ngành chuyên môn khuyến cáo người nuôi cần tiếp tục siết chặt công tác phòng dịch.

Ngoài ra, chuồng trại phải thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng hằng ngày. Nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc; nếu là thức ăn tận dụng thì phải được xử lý, sơ chế trước khi cho ăn. Người nuôi cần bổ sung vitamin C, B complex, tăng điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi trong thời điểm nắng nóng".

Tổng đàn lợn toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện đạt trên 408.000 con. Trong đó, chăn nuôi quy mô trang trại chiếm khoảng 45% tổng đàn, quy mô nông hộ chiếm khoảng 55% tổng đàn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.