Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

(Baohatinh.vn) - Tính đến ngày hôm nay (7/8/2021), Cẩm Minh và Cẩm Trung là 2 xã của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, có 126 xã thuộc 13 huyện, thị, thành trong tỉnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc… là những địa phương có dịch tả lợn châu Phi diễn ra trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề.

Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Từ đầu năm đến nay, có 126 xã trong tỉnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, phải tiêu hủy 14.867 con.

Theo rà soát, tổng số lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi phải tiêu hủy trên toàn tỉnh từ đầu năm lại nay là 14.867 con, tương đương khối lượng tiêu hủy là 1.115.823 kg.

Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm dập dịch của chính quyền địa phương, ngành chuyên môn và người chăn nuôi, đến nay, dịch tả lợn châu Phi tại Hà Tĩnh cơ bản đã được kiểm soát. Tính đến ngày hôm nay (7/8/2021), chỉ còn 2 xã Cẩm Minh và Cẩm Trung của huyện Cẩm Xuyên có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.

Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Hiện nay, người chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đã tái đàn sau dịch.

Theo ghi nhận, hiện nay, người chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh đã có xu hướng tái đàn và tăng đàn sau dịch. Để đảm bảo chăn nuôi an toàn, tránh rủi ro, ngành chuyên môn khuyến cáo người nuôi cần tiếp tục siết chặt công tác phòng dịch.

Ông Phan Quý Dương – Trưởng phòng Quản lý chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo: “Đầu tư chăn nuôi lợn trong giai đoạn này, người chăn nuôi cần tuân thủ an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Người nông dân cần mua con giống ở các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy tờ kiểm dịch; quan tâm đầu tư phòng dịch, thực hiện tiêm phòng lở mồm long móng, các loại bệnh truyền nhiễm... cho vật nuôi đầy đủ.

Hà Tĩnh còn 2 xã có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày

Ngành chuyên môn khuyến cáo người nuôi cần tiếp tục siết chặt công tác phòng dịch.

Ngoài ra, chuồng trại phải thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng hằng ngày. Nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc; nếu là thức ăn tận dụng thì phải được xử lý, sơ chế trước khi cho ăn. Người nuôi cần bổ sung vitamin C, B complex, tăng điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi trong thời điểm nắng nóng".

Tổng đàn lợn toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện đạt trên 408.000 con. Trong đó, chăn nuôi quy mô trang trại chiếm khoảng 45% tổng đàn, quy mô nông hộ chiếm khoảng 55% tổng đàn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.