“Hoa cười, người buồn” ở làng mai phía Nam Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều hộ trồng mai ở xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang trong tâm trạng “đứng ngồi không yên” bởi mai nở sớm so với mọi năm.

“Hoa cười, người buồn” ở làng mai phía Nam Hà Tĩnh

Dù chưa xuống lá nhưng nhiều vườn mai đã bung hoa lác đác.

Đến một số nhà vườn trồng mai Kỳ Nam vào thời gian này, không khó để bắt gặp những chùm hoa còn vàng ươm, thậm chí đã kết hạt trên cành.

Không còn cách nào khác, người dân đành cắt bỏ những bông trổ sớm và dưỡng những nụ hoa còn lại để bán tết, đối với những cây có hoa nở nhiều phải chờ đến tận mùa tết năm sau.

“Hoa cười, người buồn” ở làng mai phía Nam Hà Tĩnh

Nhiều cây, hoa đã bung nở hết, chuẩn bị kết hạt.

Theo chia sẻ của người dân, khoảng 2 tuần trở lại đây, nhiều cây mai trong vườn bắt đầu có dấu hiệu rụng lá, nụ hoa phát triển và nhanh chóng ra hoa. Mặc dù người dân đã có nhiều biện pháp để ngăn hoa nở sớm nhưng vẫn không thể kiểm soát hết.

Chị Bùi Thị Hậu (thôn Tân Thành, xã Kỳ Nam) chia sẻ: “Vườn mai gia đình tôi có khoảng 700 gốc, 400 gốc để dành cho đợt tết năm nay, nhưng nhiều cây đã nở bung hết, 50 cây đã có búp to, số còn lại đã bắt đầu kết nụ, rụng lá rồi. Ở đây, nhiều vườn mai khác cũng cho trổ bông sớm, người dân rất lo".

“Hoa cười, người buồn” ở làng mai phía Nam Hà Tĩnh

Chị Bùi Thị Hậu kiểm tra vườn mai nhà mình.

“Hoa cười, người buồn” ở làng mai phía Nam Hà Tĩnh

Nhiều cây mai trong vườn chị Hậu đã bung nở.

Với thâm niên trồng hoa mai hơn 15 năm nay, bà Bùi Thị Bình (thôn Tân Tiến, xã Kỳ Nam) cũng nhiều lần chứng kiến việc mai nở sớm nhưng thường rơi vào các năm nhuận.

“Năm nay, gia đình tôi có khoảng 300 gốc mai xuất bán. Thường thì cuối tháng 10 âm lịch, gia đình tôi thuê nhân công bứt lá nhưng năm nay đầu tháng 10 âm lịch, ngoài vườn mai tự rụng lá nhiều nên nguy cơ tầm 1 tháng nữa là quá nửa số mai sẽ nở bung. Hiện, chúng tôi đang tìm mọi cách để hãm việc hoa nở sớm để phục vụ thị trường tết…”, bà Bình cho hay.

“Hoa cười, người buồn” ở làng mai phía Nam Hà Tĩnh

Bà Bình tỉa một số hoa mai nở sớm trên cây.

Hiện nay, xã Kỳ Nam có 80% hộ dân tham gia trồng mai tết, trong số đó có 85 hộ trồng từ 100 gốc mai trở lên. Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần, làng mai vàng Kỳ Nam đã chuẩn bị hơn 5.000 gốc mai.

Tuy nhiên, hiện tại đã có gần 15% cây mai nở hoa với tỷ lệ hoa nở từ 30 - 80%; có nhiều cây nở toàn bộ. Để khắc phục tình trạng này, nhiều ngày qua, các nhà vườn đã tăng cường cắt bỏ những hoa nở sớm, tỉa cành, đắp gốc và hy vọng những cây mai này có thể hãm ra nụ, nở vào đúng dịp tết.

“Hoa cười, người buồn” ở làng mai phía Nam Hà Tĩnh

Từ thời điểm đầu tháng 10 âm lịch, các vườn mai đã bắt đầu rụng lá, kéo theo đó, các búp mai nở sớm hơn dự kiến.

Qua tìm hiểu nguyên nhân từ một số chủ vườn lớn, có thể năm nay do thời tiết bất thường, mưa nhiều sau đó xuất hiện các đợt nắng nóng dài ngày nên hoa mai nở sớm hơn dự tính.

Ông Bùi Văn Chuổng - Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết: “Hoa mai Kỳ Nam có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu khá lớn cho bà con vào mỗi dịp cuối năm. Vì vậy, việc mai nở sớm gây ra nhiều lo lắng cho người trồng. Xã đã cử hội nông dân bám sát tình hình, hỗ trợ cho các nhà vườn kỹ thuật chăm sóc để duy trì lượng hoa cung ứng cho thị trường tết năm nay…”.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Nam cho biết: “Thời tiết cuối năm diễn biến khá bất thường nên chúng tôi khuyến cáo bà con phải đặc biệt chú ý bám sát diễn biến thời tiết để có cách chăm sóc phù hợp. Theo đó, khi mai trong vườn bung nở sớm thì cần sớm dùng các loại thuốc như DAP, Cytokinine… để ngăn chặn phát triển của nụ hoa; thường xuyên tưới ẩm gốc, tránh bứt lá sớm để ngăn hiện tượng kết nụ”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.