Hơn 2,4 tỷ đồng đầu tư dự án trồng lúa chất lượng cao đầu tiên ở TP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao được thực hiện tại 4 xã với diện tích 21,8 ha trên địa bàn TP Hà Tĩnh, bắt đầu xuống giống từ vụ xuân 2024.

Hơn 2,4 tỷ đồng đầu tư dự án trồng lúa chất lượng cao đầu tiên ở TP Hà Tĩnh

Dự án được triển khai tại các xã Đồng Môn, Thạch Hạ, Thạch Bình, phường Đại Nài

UBND thành phố Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, dự án triển khai sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao tại các xã: Đồng Môn, Thạch Hạ, Thạch Bình và phường Đại Nài. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2023 - 2026) với diện tích là 21,8 ha, mỗi năm 2 vụ.

Dự án nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đưa cơ giới vào sản xuất lúa; ứng dụng công nghệ mới về giống, đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; liên kết sản xuất theo chuỗi đảm bảo bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mục tiêu của dự án sẽ đạt năng suất bình quân 4,8 tấn/ha/vụ, sản lượng lúa đạt 188 tấn và phụ phẩm sau thu hoạch 9.500 cuộn rơm. Dự án thành công còn tạo tiền đề mở rộng quy mô liên kết sản xuất, đồng thời góp phần thực hiện cơ giới hóa ở các khâu trên 100% diện tích đất trồng lúa trên địa bàn thành phố.

Dự án do HTX Nông nghiệp Đồng Tiến (TP Hà Tĩnh) đảm nhiệm vai trò chủ trì, liên kết với 5 hộ dân để sản xuất sản phẩm lúa chất lượng cao. Dự án sẽ được đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, nhà sản xuất mạ; hệ thống khay, dây chuyền sản xuất mạ; hệ thống máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm và các loại máy móc, phương tiện, thiết bị khác đảm bảo phục vụ quy mô dự án.

HTX Nông nghiệp Đồng Tiến cung ứng cây giống thông qua dịch vụ mạ khay cấy máy và các dịch vụ đầu vào (mạ khay, cấy máy, thu hoạch lúa và phụ phẩm rơm rạ theo quy mô, diện tích trong hợp đồng đã ký kết giữa các bên tham gia liên kết); vật tư, thuốc BVTV; tập huấn quy trình kỹ thuật, theo dõi, phòng trừ sâu bệnh và tiêu thụ sản phẩm vào cuối vụ. Dự án được thực hiện theo quy trình VietGap.

Tổng kinh phí thực hiện là hơn 2,4 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh, thành phố hỗ trợ là hơn 711,3 triệu đồng, số còn lại do các bên tham gia liên kết thực hiện (trong đó, vốn của chủ trì liên kết là 1,016 tỷ đồng gồm đầu tư hạ tầng, máy móc và chi phí sản xuất các năm; vốn bên tham gia liên kết là gần 700 triệu đồng gồm chi phí đầu tư sản xuất các năm).

Về lộ trình thực hiện, từ tháng 11 - 12/2023, dự án hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng, một số máy móc, thiết bị, chuẩn bị các điều kiện để bắt tay vào sản xuất từ vụ xuân 2024. Dự án sẽ được đánh giá hiệu quả vào cuối năm 2026.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.