Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể tham gia chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh đã được nâng cao năng lực về quản trị, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại...

Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chiều 13/8, Đoàn công tác Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương do ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương làm trưởng đoàn làm việc với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh về triển khai Chương trình OCOP năm 2020.

Đến nay, Hà Tĩnh đã có 72 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 69 sản phẩm 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao.

Từ đầu năm 2020 đến nay, có 255 ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đã được cấp huyện xét chọn và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã kiểm tra, chấp thuận 180 ý tưởng sản phẩm đủ điều kiện lập phương án sản xuất kinh doanh để tham gia chương trình.

Thời gian qua, tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ chương trình OCOP. Năm 2019, toàn tỉnh đã có 59 cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chương trình được hưởng chính sách với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Năm 2020, dự kiến kinh phí hỗ trợ chính sách Chương trình OCOP là hơn 40 tỷ đồng.

Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh báo cáo tình hình thực hiện Chương trình OCOP tỉnh.

Trong thực hiện Chương trình OCOP, công tác quản lý chất lượng sản phẩm luôn được chú trọng. Sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ được dán tem OCOP do Văn phòng Điều phối NTM tỉnh phát hành có mã QR để truy xuất nguồn gốc và các thông tin liên quan về sản phẩm.

Công tác quảng bá và xúc tiến thương mại được quan tâm nhằm giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm tham gia chương trình. Đến nay, đã có 13 cửa hàng bán sản phẩm OCOP tại các huyện và tại các điểm dừng xe trong tỉnh.

Doanh thu bán hàng của các sản phẩm OCOP năm 2019 đạt 323,8 tỷ đồng (tăng 36% so với năm 2018); lợi nhuận đạt 66,2 tỷ đồng (tăng 49,7% so với năm 2018); 6 tháng đầu năm 2020 doanh thu 126,2 tỷ đồng, lợi nhuận 19 tỷ đồng.

Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đại biểu Đoàn công tác Văn phòng Điều phối NTM Trung ương tham dự buổi làm việc.

Về liên kết hợp tác cộng đồng, toàn tỉnh đã hình thành 5 Hội quán, gồm: Hội quán chế biến thủy sản Kỳ Anh; hội quán OCOP nhung hươu Hương Sơn; hội quán cam Thượng Lộc; hội quán dưa lưới; hội quán sản xuất dưa an toàn xã Thịnh Lộc.

Đối với 3 mô hình điểm do Trung ương chỉ đạo: mô hình gian hàng giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP Hà Tĩnh tại Cửa Lò được xây dựng trên khu vực ra đảo Lan Châu đã đi vào hoạt động.

Về mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã: Tượng Sơn (Thạch Hà), Tiên Điền (nay là thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) và xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn), hiện các xã đã thực hiện nâng cấp, chỉnh trang các khu dân cư, homestay, bố trí các tuyến tham quan trong xã, từng bước hình thành điểm du lịch.

Với dự án phát triển sản phẩm rươi, cáy, gạo hữu cơ tại huyện Đức Thọ, tỉnh đã lựa chọn chủ thể tham gia Chương trình OCOP, khảo sát, xác định được sản phẩm của dự án là rươi, cáy, gạo và đã xác định vùng sản xuất với quy mô gần 102,9 ha. Mục tiêu phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3-5 sao. Hiện, tỉnh đang hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Bộ NN&PTNT, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương thẩm định.

Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn Đào Đức Huấn: Hà Tĩnh đã làm tốt, đi đúng hướng của Bộ NN&PTNT và Văn phòng điều phối NTM Trung ương về xây dựng sản phẩm OCOP. Thời gian tới, cần xem xét, cải thiện thêm một số nội dung: nhận diện thương hiệu sản phẩm; xúc tiến thương mại…

Mục tiêu đến hết năm 2020, tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao; phát triển mới 3 - 5 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực cho ít nhất 40 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện Chương trình OCOP; quản lý chặt chẽ 72 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận đạt từ 3-4 sao năm 2019, nâng cấp các sản phẩm lên 4-5 sao.

Tại buổi làm việc, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến đánh giá Hà Tĩnh là một trong những tỉnh triển khai quyết liệt, bài bản trong thực hiện chương trình OCOP. Từ đó, giúp tăng doanh thu, nâng cao thương hiệu sản phẩm của tỉnh.

Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến cho rằng cần hướng tới công nghệ số trong thực hiện chương trình OCOP để gia tăng giá trị sản phẩm.

Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương nhấn mạnh tầm quan trọng của kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua internet và cho rằng bên cạnh thương mại truyền thống, Hà Tĩnh cần mở rộng kênh phân phối hiện đại, hướng tới công nghệ số, đưa công nghệ số thành yếu tố nội hàm và trọng tâm trong xây dựng NTM và sản phẩm OCOP. Đồng thời, nhấn mạnh Hà Tĩnh cần quan tâm gắn xây dựng sản phẩm OCOP với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng.

Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cũng yêu cầu Hà Tĩnh sớm hoàn thiện hồ sơ về dự án phát triển sản phẩm rươi, cáy, gạo hữu cơ tại huyện Đức Thọ để trình Bộ NN&PTNT phê duyệt.

Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Trước đó, Đoàn công tác đã khảo sát, đánh giá: mô hình gắn sản phẩm OCOP với điểm du lịch cộng đồng tại xã Sơn Kim 2, cơ sở sản xuất mật ong của HTX mật ong Cường Nga (xã Quang Diệm) và cơ sở sản xuất nhung hươu của doanh nghiệp tư nhân nhung hươu Thuận Hà (xã Sơn Giang) của huyện Hương Sơn. Trong ảnh: Đoàn công tác khảo sát cơ sở sản xuất mật ong của HTX mật ong Cường Nga .

Hướng tới công nghệ số, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đoàn cũng đã khảo sát dự án phát triển sản phẩm rươi, cáy, lúa hữu cơ tại xã Yên Hồ, Quang Vĩnh, Bùi La Nhân (Đức Thọ).

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast