Xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh gia súc bùng phát ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cơ quan chức năng Hà Tĩnh nhận định, nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trong dịp tết là rất cao.

Thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành công điện về việc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào địa bàn tỉnh.

Xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh gia súc bùng phát ở Hà Tĩnh

Tiêm phòng đúng định kỳ và tiêm bổ sung thường xuyên là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa dịch bệnh.

Hiện nay, dịch viêm da nổi cục (VDNC) được phát hiện tại xã Tùng Lộc (Can Lộc) làm cho 14 con bò mắc bệnh (có 1 con chết, tiêu hủy) và dịch tả lợn Châu Phi tại xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) chưa qua 21 ngày. Trước tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và trong bối cảnh thời tiết bất lợi làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm, các loại côn trùng và động vật trung gian truyền bệnh hoạt động mạnh, trong khi hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ để phục vụ dịp Tết Nguyên đán gia tăng; vì vậy, nguy cơ dịch bệnh VDNC trên trâu, bò và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trong giai đoạn này là rất cao.

Để khẩn trương kiểm soát, khống chế dịch VDNC trên đàn trâu, bò và chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm nhằm bảo vệ kết quả sản xuất chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2024; đồng thời, thực hiện Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi, thủy sản qua biên giới vào Việt Nam và xét đề nghị của Sở NN&PTNT tại Văn bản số 356/SNN-CNTY ngày 2/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn; các phòng, ngành chức năng, triển khai, thực hiện kịp thời, nghiêm túc các quy định, giải pháp đồng bộ phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn cung, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nội dung Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 92/UBND-NL5 ngày 4/1/2024 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật; trong đó lưu ý các nội dung sau:

- Đối với các địa phương đang có dịch: tập trung huy động các nguồn lực để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan. Tổ chức rà soát, nắm chắc biến động tổng đàn vật nuôi, giám sát chặt chẽ tình hình để phát hiện sớm, xử lý dịch bệnh kịp thời. Hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi chăm sóc, chữa trị gia súc mắc bệnh kịp thời, đảm bảo. Quản lý chặt chẽ gia súc mắc bệnh VDNC. Xử lý gia súc mắc bệnh chết theo đúng quy định. Khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh VDNC để bao vây, khống chế kịp thời dịch bệnh.

- Tăng cường công tác quản lý hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép, mua bán, giết mổ gia súc mắc bệnh, vứt xác gia súc chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chủ động phòng bệnh và đói rét, đổ ngã cho vật nuôi, không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh...

- Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, tuyệt đối không giấu dịch; lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm, xử lý kịp thời đối với gia súc, gia cầm mắc bệnh theo đúng quy định.

- Chuẩn bị điều kiện để triển khai tiêm vắc xin phòng cho đàn vật nuôi theo Kế hoạch số 491/KH-UBND ngày 9/11/2023 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024...

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và các đơn vị liên quan giám sát tình hình, diễn biến dịch bệnh để tham mưu, hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Theo dõi, công tác tổ chức, thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo. Tham mưu, chuẩn bị nguồn vắc xin, hóa chất, vật tư, dụng cụ đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ động phối hợp với các địa phương, ngành chuyên môn tăng cường các biện pháp đấu tranh ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới; kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, Sở NN&PTNT để hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm đảm bảo nguồn cung thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là dịp Tết Nguyên đán kịp thời, hiệu quả.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.