“Nóng” vấn đề dạy học buổi 2 ở bậc tiểu học

(Baohatinh.vn) - Những ngày gần đây, người dân và phụ huynh trên địa bàn hết sức quan tâm trước thông tin học sinh tiểu học nghỉ học buổi 2. Những bất cập nẩy sinh khi học sinh nghỉ học buổi 2 đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng...

Hàng nghìn giáo viên tiểu học chưa có chế độ dạy vượt giờ

Hiện nay, tỷ lệ giáo viên (GV) tại trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày ở Hà Tĩnh là 1,42 GV/lớp (phù hợp với định mức 23 tiết/tuần của GV tiểu học). Tuy nhiên, do quy định chế độ làm việc của GV (giảm định mức tiết dạy theo một số chức danh kiêm nhiệm và nhiệm vụ chuyên môn) nên định mức tiết dạy bình quân của GV tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh chỉ xấp xỉ 20 tiết/tuần.

Việc dạy học buổi 2 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Việc dạy học buổi 2 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Dẫu vậy, trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/12/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh (phấn đấu đến năm 2015 và những năm tiếp theo, 100% HS tiểu học được học buổi 2); đồng thời, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, hầu hết các phòng giáo dục vẫn tiếp tục chỉ đạo các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, với thời lượng 35 tiết/tuần/lớp. Nguồn kinh phí chi trả dạy vượt giờ cho GV từ trước đến nay được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, huy động từ phụ huynh HS.

Thời gian qua, trên cơ sở ý kiến của Đoàn Giám sát HĐND tỉnh và văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính, các trường tiểu học trên địa bàn không được thực hiện huy động kinh phí từ phụ huynh để chi trả tiền dạy vượt giờ cho GV mà phải sử dụng nguồn kinh phí dự toán sự nghiệp được giao hàng năm. Tuy nhiên, ngân sách được giao hàng năm không có danh mục chi trả tiền dạy vượt giờ và cũng không đủ để chi trả. Do đó, hơn 6 tháng qua, chế độ dạy vượt giờ của GV tiểu học toàn tỉnh vẫn chưa được thực hiện, đội ngũ GV không yên tâm công tác. Hiện trên địa bàn tỉnh, hàng nghìn GV tiểu học chưa có chế độ dạy vượt giờ.

Cô Hoàng Thị Diệu Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Mức bình quân của toàn tỉnh là 1,42 GV/lớp, trong lúc trường chúng tôi chỉ có 1,37 GV /lớp. Thiếu GV nên việc dạy vượt giờ càng trở nên áp lực hơn. Mặc dù từ đầu năm đến nay chưa có chế độ vượt giờ, nhưng chúng tôi vẫn động viên các GV cố gắng đảm bảo dạy học ngày 2 buổi theo thời khóa biểu. Tôi nghĩ, vấn đề này cũng chỉ duy trì ở một mức độ nào đó, chứ không thể kéo dài”.

Bày tỏ nỗi lo lắng nếu bậc tiểu học không duy trì học buổi 2, chị Thu Hương - một phụ huynh ở phường Trần Phú (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Từ khi nghe thông tin về việc có thể nghỉ học buổi 2 ở bậc tiểu học, tôi thực sự lo lắng, bởi vợ chồng đều là công chức nhà nước, ông bà lại ở xa nên việc quản lý con cái vào buổi chiều sẽ rất khó khăn. Chúng tôi không thể yên tâm làm việc”.

Cần có giải pháp

Trước mắt, để giải quyết thực trạng này, nhiều địa phương đã có những cách làm khác nhau nhằm đảm bảo số tiết cho GV. Thầy Đặng Quốc Hiền - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Từ khi không được thu tiền buổi 2, chúng tôi đã cho các trường chủ trương dạy theo số lượng GV nên có trường có thể 6 buổi, hoặc 7 buổi/tuần...”.

Theo cô Nguyễn Thanh Nga - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà thì phòng vẫn chỉ đạo các trường tiểu học duy trì buổi 2 nhưng để giảm bớt số tiết cho GV, đơn vị đã cho các trường tổ chức nhiều hoạt động theo hình thức liên khối và giao tổng phụ trách đội cùng 1 GV phụ trách. Tuy nhiên, cũng chỉ giảm được một số tiết và đây chỉ là giải pháp tình thế.

Còn cô Trần Thị Thủy Nga - Phó Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho hay: “Qua buổi làm việc giữa thành phố và các sở, ngành liên quan mới đây, địa phương đã đi đến thống nhất: việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học là yêu cầu tất yếu của đổi mới giáo dục và là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn. Về kinh phí chi trả tiền dạy vượt giờ của GV, thành phố cũng đã có tờ trình gửi UBND tỉnh, các ngành liên quan cho ý kiến chỉ đạo sau khi rà soát thực tế đội ngũ GV, tình hình giảng dạy tại các trường để thống nhất phương án giải quyết”.

Thực tế trong 10 năm qua, việc dạy học buổi 2 đã đi vào nền nếp và cũng đã trở thành thói quen, nhu cầu cấp thiết của các bậc phụ huynh, bởi những hoạt động ở buổi 2 góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện kỹ năng sống, hình thành nhân cách cho các em. Cô Nguyễn Thị Hải Lý - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng: “Học buổi 2 đáp ứng nhu cầu chính đáng của phụ huynh và nếu không được duy trì, đây sẽ là vấn đề nan giải không chỉ của riêng một gia đình mà thực sự trở thành vấn đề xã hội”.

Thiết nghĩ, trước mắt, để giải quyết vấn đề dạy học buổi 2 ở bậc tiểu học một cách thỏa đáng, việc xác định nguồn kinh phí để chi trả tiền dạy vượt giờ cho GV tiểu học được xem là cấp thiết và cần sự quan tâm của tỉnh, các sở, ngành liên quan, phòng giáo dục và chính quyền các địa phương.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Hà Tĩnh công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT

Hà Tĩnh công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT

Năm học 2024 - 2025, điểm chuẩn đầu vào các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh dao động từ 15 đến 22,75, chênh lệch giữa trường cao nhất và thấp nhất là 7,75 điểm.
Bài cuối: Thắp sáng ngọn lửa hiếu học và khát vọng cống hiến

Bài cuối: Thắp sáng ngọn lửa hiếu học và khát vọng cống hiến

Quá trình thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài trong giai đoạn mới, Hà Tĩnh đã đúc rút những bài học quý, nhân rộng những cách làm hay, mô hình hiệu quả. Từ đó tiếp tục phát huy tâm huyết, trách nhiệm của các cấp, ngành và cộng hưởng nguồn lực của toàn xã hội để thắp sáng ngọn lửa hiếu học, thúc đẩy hành trình chinh phục tri thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu phát triển và hội nhập.
Bài 3: Nâng bước em trên hành trình tìm kiếm tri thức

Bài 3: Nâng bước em trên hành trình tìm kiếm tri thức

Lan tỏa tình yêu thương và trách nhiệm với trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, những năm qua, nhiều mô hình “con nuôi”, “mẹ đỡ đầu” đã và đang được nhân rộng trên toàn địa bàn Hà Tĩnh. Toàn xã hội đã cùng vào cuộc với cách làm tâm huyết, hiệu quả, giúp các em học sinh nghèo ở tất cả các cấp học vững bước trên hành trình vượt khó, tìm tri thức.
Bài 2: Giảng đường rộng mở đón học sinh nghèo hiếu học

Bài 2: Giảng đường rộng mở đón học sinh nghèo hiếu học

Quỹ khuyến học dành riêng cho "học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học" lần đầu tiên được Hà Tĩnh thành lập, vận hành qua 3 năm học, đã và đang tiếp tục khẳng định sức lan tỏa của một chủ trương giàu tính nhân văn. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 318 sinh viên được hỗ trợ từ quỹ cấp tỉnh và các địa phương hầu hết đều đạt kết quả học tập, rèn luyện tốt, trong đó nhiều em đã tốt nghiệp đại học, tự tin bước tới tương lai.
Bài 1: Ươm mầm khát vọng từ Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

Bài 1: Ươm mầm khát vọng từ Làng trẻ em mồ côi Hà Tĩnh

Ra đời từ những năm đầu tái lập tỉnh, hơn 30 năm qua, Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh đã tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng 618 cháu hoàn cảnh đặc biệt. Chính sách, nguồn lực ưu tiên cho trẻ mồ côi; tình yêu thương của những người cha, người mẹ nơi đây; sự đùm bọc, sẻ chia của cả cộng đồng đã giúp các em nhỏ trưởng thành. Những mầm xanh khát vọng đang vươn tới tương lai trên con đường rộng mở.