Nữ chi hội trưởng nông dân vùng giáo miệt mài xây phong trào

(Baohatinh.vn) - Nhiệt tình, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Ngân - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Hương Long, xã Tân Lâm Hương,Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã cùng với hội viên, nông dân vượt khó, trở thành chi hội xuất sắc nhiều năm liền.

15 năm trước, bà Nguyễn Thị Ngân (SN 1964) được hội viên tin tưởng bầu giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Hương Long, xã Thạch Hương (cũ). Lãnh đạo một chi hội ở vùng giáo với nhiều đặc thù đòi hỏi người đứng đầu không chỉ trách nhiệm, nhiệt tình mà cần ứng biến linh hoạt trong từng hoàn cảnh để khơi dậy sức mạnh đoàn kết trong hội viên.

Người đứng đầu chi hội nông dân đã phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức trong hệ thống chính trị của thôn, vận động nông dân thực hiện chủ trương, chính sách, hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Nữ chi hội trưởng nông dân vùng giáo miệt mài xây phong trào

Bà Nguyễn Thị Ngân đã 15 năm làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Hương Long.

Bà Ngân chia sẻ: “100% hội viên Chi hội Nông dân thôn Hương Long là giáo dân và tôi cũng vậy. Bản thân luôn vận động hội viên sống tốt đời đẹp đạo, kính Chúa yêu nước. Với mong muốn tập hợp hội viên làm kinh tế nên người đứng đầu “bước trước” bằng cách gầy dựng và phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thấy gia đình tôi làm hiệu quả, nhiều hội viên bắt tay vào sản xuất, nâng cao sinh kế. Rồi phong trào gì ở địa phương, tôi cũng gương mẫu để hội viên đồng lòng thực hiện. Bởi vậy mà Chi hội Nông dân thôn Hương Long luôn dẫn đầu phong trào nông dân của xã Thạch Hương (cũ)”.

Năm 2014, xã Thạch Hương (cũ) thực hiện chủ trương sáp nhập, từ 13 thành 7 thôn. Lúc bấy giờ, thôn Hương Long và Hương Liên được sáp nhập thành thôn Hương Long; bà Ngân tiếp tục được hội viên “chọn mặt gửi vàng”. Sau sáp nhập, vấn đề được “đặt lên bàn cân” nhiều nhất là củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội.

Nữ chi hội trưởng nông dân vùng giáo miệt mài xây phong trào

Bà Ngân vận động hội viên, nông dân xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả.

“Chi hội Nông dân thôn Hương Liên (cũ) hoạt động thiếu bài bản, hội viên ít, gây khó khăn cho chi hội sau sáp nhập. Ban ngày theo việc hội, ban đêm tôi và đồng chí Phó Chi hội trưởng phải gõ cửa từng nhà nắm tình hình, vận động người dân vào hội. Ròng rã nhiều tháng trời như thế, số lượng hội viên dần tăng lên và chất lượng sinh hoạt được củng cố rõ rệt” – bà Ngân nhớ lại.

Trong khí thế sôi sục xây dựng nông thôn mới, năm 2019, cấp uỷ, ban công tác mặt trận thôn Hương Long đăng ký xây dựng khu dân cư kiểu mẫu. Ông Nguyễn Đình Hợp – Bí thư Chi bộ thôn thông tin: “Để đạt khu dân cư kiểu mẫu, thôn đã mở “cuộc cách mạng” làm đường giao thông. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể với tinh thần “mưa dầm thấm lâu, khó đến đâu, gỡ đến đó và quyết không bỏ cuộc” nên cuối cùng 100% bà con giáo dân đã đồng lòng thực hiện chủ trương lớn. Theo đó, đường giao thông được “cứng hoá”, người dân tham gia hiến hơn 2.000 m2 đất, trên 1.000 m bờ rào được dỡ bỏ để mở rộng đường; xây dựng hơn 2 km hàng rào xanh, 100% hệ thống mương trong thôn được làm nắp đậy...

Dưới sự lãnh đạo của Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, các phong trào cải tạo vườn tạp, vệ sinh môi trường, hiến đất mở đường..., hội viên, nông dân trong thôn hăng hái tham gia với số lượng người và ngày công lớn nhất”.

Nữ chi hội trưởng nông dân vùng giáo miệt mài xây phong trào

Hội viên Chi hội Nông dân thôn Hương Long hăng hái tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới.

Năm 2020, xã Thạch Hương sáp nhập với xã Thạch Tân và Thạch Lâm thành xã Tâm Lâm Hương. Địa bàn rộng, công cuộc xây dựng nông thôn mới đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và sự vững mạnh không ngừng của các tổ chức hội.

Chi hội Nông dân thôn Hương Long tiếp tục khẳng định là lực lượng nòng cốt tại địa phương. “Đời sống Nhân dân không ngừng được nâng cao. Thôn Hương Long có 4 mô hình trang trại chăn nuôi bò, lợn thương phẩm quy mô lớn, doanh thu từ 100 – 500 triệu đồng/năm; hơn 20 mô hình kinh tế sản xuất, trồng trọt cho doanh thu trên 60 triệu đồng/năm. Kết quả này có sự vào cuộc quyết liệt của tổ chức hội nông dân và vai trò lãnh đạo của cá nhân đồng chí Chi hội trưởng” – Bí thư Chi bộ thôn Hương Long khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm Hương tự hào: “Vai trò của Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Hương Long thể hiện rõ nét qua những thành quả trong công tác vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách; trăn trở các giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển hội viên; đưa phong trào của Chi hội Nông dân thôn Hương Long dẫn đầu toàn xã nhiều năm liền. Hơn nữa, đồng chí Ngân còn tiên phong gây quỹ hội để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Đây là cách làm sáng tạo, rất ít chi Hội Nông dân làm được hiện nay”.

Nữ chi hội trưởng nông dân vùng giáo miệt mài xây phong trào

Bí thư Chi bộ thôn Hương Long và Chi hội trưởng Chi hội Nông dân bàn phương án tiếp tục xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Được biết, Chi hội Nông dân thôn Hương Long nhận bảo vệ đồng ruộng, nạo vét kênh mương nội đồng, tổ chức sản xuất lúa trên những diện tích bỏ hoang... để lấy chi phí hoạt động. Tính riêng vụ hè thu năm 2023, Chi hội thu về hơn 7,2 triệu đồng từ bán lúa. Mỗi năm, quỹ chi hội được bổ sung hơn 20 triệu đồng để thực hiện các phần việc ý nghĩa như: tổ chức du lịch cho hội viên, tặng quà tết cho nông dân khó khăn, thăm hỏi hội viên ốm đau...

So với nhiều địa bàn, lãnh đạo chi hội nông dân ở vùng giáo toàn tòng phải đổi mặt nhiều thử thách hơn và nữ Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Hương Long đã nỗ lực, sáng tạo để tập thể nhiều năm liền đạt danh hiệu xuất sắc.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.