Nữ công nhân may tiêu biểu trong thi đua "hai giỏi"

(Baohatinh.vn) - Dù phải nuôi con nhỏ, công việc vất vả nhưng chị Trần Thị Việt - công nhân Công ty CP Sao Mai Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực thi đua "giỏi việc nước, đảm việc nhà".

Sau nhiều năm làm công nhân may tại doanh nghiệp ở các tỉnh miền Nam, năm 2016, vợ chồng chị Trần Thị Việt (SN 1985, thôn Ngũ Quế, xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên) quyết định trở về quê hương sinh sống và làm việc.

bht_br_1-801.jpg
Chị Trần Thị Việt là lao động có tay nghề vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Anh chị lựa chọn Công ty CP Sao Mai (Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên) để xin vào làm việc. Với tay nghề vững vàng, chỉ một thời gian ngắn, chị Việt đã được bầu làm Tổ trưởng Tổ may lồng PP. Đây là một trong những bộ phận quan trọng trong dây chuyền sản xuất của công ty nên công việc của chị và 86 thành viên khác trong tổ khá vất vả.

Chị Việt cho biết: “Số lượng đơn hàng nhiều, dây chuyền may hoạt động liên tục trong khi thành viên của tổ chủ yếu là chị em đang nuôi con nhỏ nên tôi phải sâu sát, sắp xếp lịch làm việc cho mọi người một cách khoa học, hợp lý nhất. Cùng với đó, phải thường xuyên giám sát các bộ phận, các công đoạn để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiến độ đơn hàng”.

3.jpg
Chị Việt thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ các đồng nghiệp.

Trong quá trình làm việc, với kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao, chị Việt cũng tự tìm tòi các giải pháp để góp phần nâng cao năng suất lao động, làm lợi cho cho công ty. Tiêu biểu như việc chị đề xuất và phối hợp với bộ phận kinh doanh tìm kiếm đối tác thu mua lại những sản phẩm lỗi, thay vì tái chế như trước đây. Ý tưởng này đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí tái chế, thu lại tối đa nguồn kinh phí từ các sản phẩm bị lỗi; đồng thời, giảm thời gian, nhân lực cho việc xử lý...

Không chỉ hoàn thành xuất sắc phần việc chuyên môn của mình, chị Việt luôn chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp; sẵn sàng cầm tay chỉ việc, đặc biệt là đối với những công nhân mới vào làm.

Chị Nguyễn Thị Huyền - công nhân Tổ may lồng PP chia sẻ: “Trong quá trình làm việc, chúng tôi học hỏi được rất nhiều kỹ năng từ chuyên môn, tay nghề của chị Việt. Chị cũng là một tổ trưởng rất hòa đồng, quan tâm đến đồng nghiệp. Trước đây, tôi không có ý định đóng bảo hiểm xã hội ở công ty nhưng từ sự vận động của chị, tôi đã đóng được vài năm nay và thấy đó là quyết định đúng đắn, mang lại lợi ích lâu dài”.

4.jpg
Làm cùng công ty nên vợ chồng chị Việt, anh Thới có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ nhau.

Công việc ở công ty phải đi sớm, về muộn theo ca kíp, có những thời điểm đơn hàng nhiều, phải tăng ca đêm nhưng chị Việt vẫn cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình. May mắn, chồng chị - anh Trần Văn Thới (SN 1982) luôn thấu hiểu và san sẻ cùng chị mọi việc nên mọi khó khăn, vất vả đều qua đi nhẹ nhàng.

Nhờ đó, 2 con gái của anh chị (một cháu học lớp 5, 1 cháu học lớp 3) được chăm sóc chu đáo, chăm ngoan, học giỏi; gia đình anh chị tích cực tham gia, đóng góp cho các hoạt động phong trào tại khu dân cư, đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” của địa phương.

5.jpg
Gia đình hạnh phúc của anh Thới - chị Việt.

Với những nỗ lực đó, chị Việt nhiều năm là công nhân tiên tiến của công ty. Năm 2022, chị được UBND huyện Cẩm Xuyên vinh danh “Công nhân, lao động tiêu biểu”; được lựa chọn là điển hình “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của LĐLĐ huyện Cẩm Xuyên...

Chị Trần Thị Việt là công nhân có tay nghề cao, rất chịu khó và trách nhiệm với công việc. Trong công tác nữ công, chị cũng tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến giá trị để BCH công đoàn, lãnh đạo công ty thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi, chế độ cho lao động nữ. Đặc biệt, với tinh thần hăng hái, tiên phong trong các phong trào thi đua lao động, sản xuất, chị Việt là tấm gương “giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho chị em đồng nghiệp noi theo.

Ông Hoàng Anh Sáng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Sao Mai

Đọc thêm

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
Lan tỏa di sản dân ca ví, giặm trong trường học Hà Tĩnh

Lan tỏa di sản dân ca ví, giặm trong trường học Hà Tĩnh

Không chỉ đưa dân ca ví, giặm vào bài giảng, nhiều trường học ở vùng đất di sản Nghi Xuân (Hà Tĩnh) còn thành lập câu lạc bộ để tạo sân chơi cho những học sinh có năng khiếu, đam mê ví, giặm của quê hương.
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.