Nữ nghệ nhân 55 năm giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Suốt 55 miệt mài, say mê thực hành và trao truyền di sản dân ca ví, giặm, bà Đặng Thị Minh Nguyệt (77 tuổi, Chủ nhiệm CLB dân ca ví, giặm phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu cao quý - Nghệ nhân Ưu tú.

Nữ nghệ nhân 55 năm giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải thừa ủy quyền Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho nghệ nhân Đặng Thị Minh Nguyệt và các nghệ nhân, dịp tháng 12/2022.

Nghệ nhân Đặng Thị Minh Nguyệt (SN 1947, tại xã Thạch Bình) hiện sống tại tổ dân phố 1, phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh). Dù năm nay đã 77 tuổi đời và có hơn 55 năm góp phần bảo tồn dân ca ví, giặm, nhưng niềm say mê ví, giặm vẫn cháy bỏng trong bà.

Video: Nghệ nhân Ưu tú Đặng Thị Minh Nguyệt bày tỏ động lực bảo tồn di sản văn hóa.

Trải lòng về mạch nguồn giúp bà gắn bó bền bỉ với dân ca ví, giặm, nghệ nhân Đặng Thị Minh Nguyệt cho biết: “Cha tôi là con của một cử nhân trong chế độ thi cử nho học xưa nên ông giàu chữ nghĩa, là thầy thuốc nhưng làm thơ rất giỏi, còn mẹ tôi là người có giọng hát ví, giặm, lẩy Kiều vô cùng ngọt ngào, sâu lắng. Chữ nghĩa của cha, câu hát của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, giúp tôi thêm thấm sâu những giá trị văn hóa ông cha để lại”.

Nữ nghệ nhân 55 năm giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh

Nghệ nhân Ưu tú Đặng Thị Minh Nguyệt.

Mê hát dân ca ví, giặm từ nhỏ nhưng đến năm 1968, khi đang công tác ở Sở Y tế, bà mới thực hành biểu diễn loại hình văn nghệ dân gian này. Thời điểm đó, ngành Đông y Hà Tĩnh giành được nhiều thành tích trong phát huy đông dược cứu người, nhất là đóng góp hàng trăm tấn thuốc nam để gửi ra các chiến trường chống Mỹ. Có nhiều đơn vị chế biến thuốc đông y trong tỉnh được Bộ Y tế và Nhà nước tuyên dương…

Xuất phát từ cảm nghĩ đó, bà Minh Nguyệt đã viết lời mới cho tổ khúc dân ca ví, giặm ca ngợi những người thầy thuốc đông y. Bài hát đã khiến mọi người xúc động và nhanh chóng được biểu diễn phổ biến trong các sự kiện của ngành y tế thời đó.

Nữ nghệ nhân 55 năm giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh

Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh tổ chức chúc mừng Nghệ nhân Đặng Thị Minh Nguyệt nhận danh hiệu nghệ nhân ưu tú dịp gặp mặt đầu xuân Quý Mão 2023.

Cũng từ đó cho đến sau này, song song với công việc của một thầy thuốc tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Tĩnh, nghệ nhân Minh Nguyệt còn tích cực hoạt động phát triển văn nghệ quần chúng. Bà từng đạt giải nhì tại Liên hoan Tiếng hát ngành y toàn tỉnh Nghệ Tĩnh (tổ chức tại TP Vinh năm 1976).

Năm 2014, khi dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, Hà Tĩnh chủ trương tăng cường công tác bảo tồn và phát huy. Trong đó, việc thành lập các CLB dân ca ví, giặm ở các địa phương được triển khai mạnh mẽ và được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Lúc này, bà Minh Nguyệt là một trong những nghệ nhân tiên phong trong việc vận động và xúc tiến việc thành lập CLB dân ca ví, giặm trên địa bàn. Nhờ đó, cuối năm 2014, CLB dân ca ví, giặm phường Tân Giang ra đời với 15 thành viên.

Đến nay, trải qua 8 năm hoạt động (2015 - 2023), dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân Đặng Thị Minh Nguyệt trong vai trò chủ nhiệm, CLB dân ca ví, giặm phường Tân Giang trở thành CLB nổi bật có nhiều chương trình biểu diễn phục vụ quần chúng nhân dân. Đồng thời, giành được nhiều giải thưởng trong các kỳ liên hoan liên cấp tỉnh, cấp thành phố như: giải nhất tập thể Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm toàn tỉnh năm 2020; giải nhì Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh năm 2016…

Nữ nghệ nhân 55 năm giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh

Tiết mục “Trai phường nhủi gặp gái Đồng Môn” của CLB dân ca ví, giặm phường Tân Giang biểu diễn tại Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020.

Chị Trần Thị Hương - Thành viên CLB dân ca ví, giặm phường Tân Giang cho biết: “Bắt đầu tham gia vào CLB đến nay đã được 7 năm, mỗi ngày, tôi lại thấy nghệ nhân Minh Nguyệt càng thêm nhiệt huyết với dân ca ví, giặm và với CLB. Bà không những chỉ dạy cách hát, cách diễn mà còn truyền cho chúng tôi niềm say mê, tình yêu câu hát dân gian, để mỗi lần lên sân khấu, chúng tôi lại “cháy” hết mình”.

Nữ nghệ nhân 55 năm giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh

Nghệ nhân Đặng Thị Minh Nguyệt đại diện CLB dân ca ví, giặm phường Tân Giang nhận giải nhất tại Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2020.

Dẫn dắt CLB, trao truyền kiến thức, kỹ năng biểu diễn cho thế hệ trẻ (bà thường xuyên được mời giảng dạy dân ca ví, giặm cho học sinh tại nhiều trường học ở TP Hà Tĩnh), nghệ nhân Minh Nguyệt còn là người sáng tác và dàn dựng nhiều tác phẩm dân ca ví, giặm. Đến nay, bà đã sáng tác lời mới cho khoảng 50 tác phẩm, phục vụ cho CLB cũng như được phổ biến trong nhiều chương trình văn nghệ quần chúng trên địa bàn.

Trong đó, một số tác phẩm đạt giải cao tại các cuộc thi. Tiêu biểu như: tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh “Chung tay bảo vệ môi trường” đã đạt giải nhì Cuộc thi “Sáng tác lời mới cho các làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai", do Bộ NN&PTNT tổ chức năm 2021.

Video: Trích đoạn một tổ khúc dân ca ví, giặm do NNƯT Đặng Thị Minh Nguyệt soạn lời. Nguồn: HTTV

Ngoài niềm vui gặt hái được từ đam mê dân ca ví, giặm, nghệ nhân Đặng Thị Minh Nguyệt còn là người mẹ hạnh phúc. Vượt lên nỗi đau sớm mất chồng, bà đã nuôi dạy 2 cô con gái học hành thành đạt. Đó là Tiến sỹ Hồ Thị Nga hiện đang công tác tại Trường Đại học Hà Tĩnh và Thạc sỹ Hồ Loan hiện đang công tác tại Đài PT-TH Hà Tĩnh.

Với những đóng góp của mình cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm, năm 2022 vừa qua, bà Đặng Thị Minh Nguyệt đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.

Nghệ nhân Ưu tú Đặng Thị Minh Nguyệt là tấm gương sáng về sự đam mê, tận tụy không ngừng nghỉ, dành cả tâm huyết cho việc bảo tồn di sản văn hóa, là người bền bỉ “giữ lửa” cho dân ca ví, giặm luôn ngân vang trên đất Thành Sen.

Bà Phan Thư Hiền
Chi hội trưởng Chi hội VNDG Việt Nam tại Hà Tĩnh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.