Nữ sinh Hà Tĩnh đoạt giải “Cây bút triển vọng” cuộc thi viết thư UPU

(Baohatinh.vn) - Nguyễn Thị Hương Giang - lớp 9B, Trường THCS Đậu Liêu (TX. Hồng Lĩnh) là nữ sinh Hà Tĩnh duy nhất đoạt giải tại Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49, năm 2020.

Nữ sinh Hà Tĩnh đoạt giải “Cây bút triển vọng” cuộc thi viết thư UPU

Em Nguyễn Thị Hương Giang đoạt giải "Cây bút triển vọng" UPU lần thứ 49. (Ảnh: NVCC)

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức với đề tài: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”, được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020. Sau 4 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được gần 600.000 bức thư dự thi của các bạn học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Vượt qua nhiều vòng chấm chọn, 100 bức thư xuất sắc nhất từ 34 tỉnh, thành trên toàn quốc đã vào vòng trao giải. Ban tổ chức mới đây công bố danh sách gồm 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 30 giải khuyến khích cùng với 61 giải cây bút triển vọng, 5 giải dành cho học sinh khiếm thị và 9 giải tập thể.

Với đề tài mà ban tổ chức đưa ra, Nguyễn Thị Hương Giang lựa chọn chủ đề “Lãng phí thực phẩm” để viết và gửi đến ông Qu Dongyu – Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

Chọn vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, Hương Giang dùng cách tiếp cận thẳng thắn và trực tiếp ngay khi vừa mở đầu thư:

“Kính gửi ông Qu Dongyu

Cháu chỉ là một học sinh bình thường đang sống và học tập tại một tỉnh thành của Việt Nam.

Khi viết bức thư này cháu chỉ mong ông có thể thấy được sự ảnh hưởng vô cùng lớn lao của thực phẩm với cuộc sống ngày nay.

Thức ăn là nguồn sống không thể thiếu cho bất kì một cơ thể sống nào. Nó là chất dinh dưỡng, là năng lượng để chúng ta hoạt động mỗi ngày. Khác với quan niệm “ăn để sống” trước đây, cùng với sự phát triển của thời đại, thức ăn ngày càng phong phú, đa dạng, được chú trọng cả về thành phần lẫn hình thức. Ăn không chỉ để sống mà còn là thưởng thức. Nhưng song song đó, một hiện trạng đã xuất hiện và ngày càng “bành trướng” đó chính là sự lãng phí thức ăn.

Lãng phí thực phẩm – một trong những vấn đề nóng của nhân loại.

Theo như cháu được biết, mỗi năm có 1,3 tỉ tấn lương thực bị lãng phí. Khối lượng này tương đương với giá trị sản xuất được của khu vực châu Phi cận Sahara. Đồng thời, cứ 7 người trên thế giới có 1 người đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày vì đói. Như vậy, với hơn 7 tỷ người đang sống trên thế giới này, có thể tính bình quân số người chết vì đói mỗi ngày chính là một con số khổng lồ. Theo cách nhìn như vậy liệu rằng mỗi con người chúng ta đã thật sự để tâm, hoặc thật sự đã có thể nghĩ cho những người đói nghèo này”.

Chia sẻ với phóng viên Báo Hà Tĩnh về lý do lựa chọn chủ đề “Lãng phí thực phẩm”, Hương Giang cho hay, qua các phương tiện truyền thông, em được biết về tình trạng nghèo đói ở một số nước, đối lập với đó là sự phung phí thức ăn của những thực khách dùng bữa ở các nhà hàng.

“Thực khách sau khi dùng bữa thường để lại rất nhiều thực phẩm thừa. Trong khi từ “núi” thực phẩm lãng phí ấy có thể tạo ra biết bao món ăn cho người nghèo”, nữ sinh 14 tuổi nói và cho biết thêm, bản thân cảm thấy rất bức xúc, mong muốn có thể góp phần chung tay giải quyết vấn nạn này.

“Sau khi được nhà trường phổ biến về cuộc thi và chủ đề năm nay, em xác định đây chính là cơ hội để mình nói lên những suy nghĩ của bản thân. Qua bức thư, em mong mọi công dân toàn cầu có thể hiểu và nhìn ra được tác hại của việc lãng phí thức ăn trong mỗi bữa ăn hằng ngày là vô cùng lớn. Theo đó, có thể xây dựng cách giải quyết hợp lý để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn không chỉ trong nước mà còn trên thế giới”, Hương Giang cho hay.

Trong lá thư của mình, Hương Giang lập luận và đưa ra những lý lẽ, bằng chứng xác thực để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể, nữ sinh này đưa ra 3 tác hại chính của việc lãng phí thực phẩm khiến cho môi trường sống của con người bị hủy hoại, bao gồm: lãng phí thực phẩm đồng nghĩa với việc lãng phí lượng nước sử dụng để sản xuất ra nó; gây phát thải khí nhà kính và tác động đến đa dạng sinh học.

"Cháu đã từng được đọc bài phát biểu về “Bê bối lãng phí thức ăn toàn cầu” của Tristram Stuart rằng: “Chúng ta chưa từng có một sự thừa thãi khổng lồ như thế, trước kia. Ở một góc độ nào đó, đây là thành công lớn của văn minh nhân loại, của sự dư thừa trong nông nghiệp mà chúng ta đã đặt mục tiêu phải đạt được 12 ngàn năm về trước. Đó là một câu chuyện về sự thành công. Nhưng những gì chúng ta phải thừa nhận là chúng ta đang tiến tới giới hạn sinh thái mà hành tinh này có thể chịu đựng được. Và khi chặt cây phá rừng để trồng thực phẩm ngày càng nhiều hơn nữa, khi lấy nước bằng cách rút bòn từ nguồn trữ, khi thải ra các khí nhiên liệu trong các cuộc tìm kiếm để trồng thêm nhiều thực phẩm hơn nữa và rồi vứt bỏ phần lớn chúng, chúng ta phải suy nghĩ về những gì mà chúng ta có thể bắt đầu tiết kiệm”" - Hương Giang viết trong lá thư gửi ông Qu Dongyu.

Cuối thư, nữ sinh Hà Tĩnh nhắn nhủ đến Tổng giám đốc FAO: “Cháu chỉ mong rằng ông có thể đọc được bức thư này, từ đó có thể thêm nhiều chính sách hữu ích hơn nữa”.

"Khi viết bức thư, em không nghĩ đến việc mình sẽ đạt được giải thưởng gì, chỉ mong mọi người có thể vì lá thư này mà có một cách nhìn nhận khác về việc lãng phí thức ăn. Khi được nhà trường thông báo đoạt giải “Cây bút triển vọng”, em cảm thấy bất ngờ và rất vui”, Hương Giang nói.

Nhắc đến Hương Giang, thầy Trần Đề - Hiệu trưởng Trường THCS Đậu Liêu chia sẻ: “Hương Giang là một nữ sinh có thành tích học tập tốt. Em thường xuyên có tên trong đội tuyển tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp thị xã và đã đạt thành tích cao ở môn Tiếng Anh, Sinh học, Toán. Gần đây nhất, khi tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Hương Giang được Phòng GD-ĐT thị xã Hồng Lĩnh cử làm đội trưởng đội tuyển bộ môn Sinh học và đạt giải ba đồng đội cùng giải nhì cá nhân”.

Thầy Đề đánh giá, mặc dù Ngữ Văn không phải là môn mà Hương Giang học giỏi nhất, nhưng cô học trò nhỏ lại thể hiện có rất nhiều tố chất với môn học này qua cách hành văn mạch lạc, lập luận logic.

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.