20 năm “bám” lưới, góp sức vì dòng điện an toàn

(Baohatinh.vn) - Gần 20 năm gắn bó với ngành điện cũng là ngần ấy thời gian anh Trần Anh Hùng - Đội trưởng Đội Quản lý vận hành, thuộc Điện lực Thạch Hà (Hà Tĩnh) tăng dày kỹ năng nghề nghiệp, góp sức nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu sự cố trên lưới.

Phải qua nhiều lần hẹn, tôi mới có thể gặp anh Trần Anh Hùng (SN 1970) bởi thời tiết nắng nóng, người đội trưởng này phải dành phần lớn thời gian cùng đồng nghiệp “canh” lưới, xử lý sự cố tại địa bàn cơ sở.

20 năm “bám” lưới, góp sức vì dòng điện an toàn

Anh Trần Anh Hùng – Đội trưởng Đội Quản lý vận hành (Điện lực Thạch Hà).

Trở về cơ quan sau phiên san tải máy biến áp xuyên trưa tại xã Thạch Hải, anh Hùng tranh thủ trải lòng về chuyện nghề của bản thân.

“Năm 2004, tôi chính thức bước chân vào ngành điện ở vai trò công nhân vận hành tại Điện lực Kỳ Anh. Ngoài kiến thức được đào tạo, tôi chịu khó học hỏi đồng nghiệp để làm quen với lưới điện trên địa bàn cũng như từng bước hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp. Với đặc thù bán kính cấp điện xa, lưới điện Kỳ Anh lại trải qua nhiều dạng địa hình (đồng bằng, đồi núi, miền biển...) nên công tác vận hành gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, lưới điện hồi đó chưa được đầu tư đồng bộ như bây giờ, chất lượng điện năng kém hơn, sự cố nhiều hơn buộc cán bộ, công nhân vận hành phải túc trực thường xuyên để kịp thời khắc phục, sửa chữa các khiếm khuyết trên lưới cũng như phát hiện kịp thời các sự cố lưới điện”.

20 năm “bám” lưới, góp sức vì dòng điện an toàn

Anh Trần Anh Hùng cùng đồng nghiệp tham gia xử lý sự cố lưới điện.

Nhiều năm công tác ở Điện lực Kỳ Anh, anh Trần Anh Hùng nhớ mãi những lần đi bảo dưỡng, sửa chữa lưới, xử lý sự cố tại các xã vùng thượng như: Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, Kỳ Thượng... “Công việc trên lưới cả ngày, quán hàng không có, chúng tôi phải “cơm đùm cơm nắm” lên đường. Dù khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của Ban Giám đốc Điện lực Kỳ Anh cùng với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, tôi đều chủ động xử lý được các tình huống" - anh Hùng nhớ lại.

Sau 10 năm gắn bó với lưới điện Kỳ Anh, năm 2010, anh Hùng được điều chuyển công tác về Điện lực Thạch Hà. Thời điểm đó, anh được coi là “lính mới”, song, với niềm đam mê học hỏi, trách nhiệm với công việc, một lần nữa, anh Hùng nhanh chóng khẳng định mình trong môi trường mới.

“Những kinh nghiệm trong quản lý, vận hành lưới ở Kỳ Anh đã giúp tôi có những kiến thức thực tế để chủ động trong công việc. Ở Thạch Hà, lưới điện vùng ven biển chịu tác động của sương muối, thiết bị trên lưới hay bị gen rỉ dẫn đến sự cố. Tôi đã nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo việc lựa chọn, lắp đặt thiết bị phù hợp; cùng đó, phải kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên để nâng cao khả năng vận hành” - anh Hùng chia sẻ.

20 năm “bám” lưới, góp sức vì dòng điện an toàn

Lưới điện vùng ven biển chịu tác động của sương muối, thiết bị hay bị gen rỉ dẫn đến sự cố. Anh Hùng đã nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo lựa chọn, lắp đặt thiết bị phù hợp, đảm bảo vận hành lưới an toàn, ổn định.

Gắn bó với lưới điện hằng ngày, anh luôn trăn trở, tìm tòi và ứng dụng vào thực tiễn các giải pháp hữu hiệu giúp rút ngắn thời gian lắp đặt thiết bị, giảm thời gian xử lý sự cố... Với những đóng góp cho sự phát triển của lưới điện Thạch Hà, chỉ sau 2 năm về môi trường mới, năm 2012, anh Hùng được lãnh đạo tin tưởng bổ nhiệm làm Đội trưởng Đội quản lý vận hành.

Trên cương vị mới, anh Hùng đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo đơn vị giao kế hoạch các chỉ tiêu quản lý vận hành, sản xuất - kinh doanh đến tận các tập thể, tổ nhóm, cá nhân. Hàng tuần, tháng, đơn vị tổ chức họp đánh giá mức độ hoàn thành để có khen thưởng kịp thời đã góp phần mang lại hiệu quả cao trong công việc.

20 năm “bám” lưới, góp sức vì dòng điện an toàn

Từ năm 2012, anh Hùng (người bên phải) được lãnh đạo tin tưởng bổ nhiệm làm Đội trưởng Đội quản lý vận hành chỉ sau 2 năm chuyển đơn vị công tác.

Trong trận lũ lịch sử năm 2020, lưới điện huyện Thạch Hà bị ngập trên diện rộng. Qua theo dõi, trực tiếp kiểm tra, anh Hùng đã tham mưu để cắt điện các khu vực bị ngập sâu, đảm bảo an toàn điện trong dân. Khi nước lũ rút, nhiều thiết bị điện bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngâm nước lâu ngày, anh cùng đồng nghiệp lại dày công kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi để nhanh chóng đưa lưới điện sớm vận hành an toàn, ổn định trở lại, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, SXKD của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đình Hiếu - Giám đốc Điện lực Thạch Hà cho biết: “Anh Trần Anh Hùng đã “nằm lòng” đặc thù của từng đường dây, thiết bị; luôn bám sát lưới, bám sát hiện trường để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo đơn vị các giải pháp vận hành lưới an toàn, ổn định cũng như kịp thời xử lý hiệu quả các sự cố phát sinh trên lưới. Đặc biệt, lưới điện huyện Thạch Hà trải rộng, đi qua nhiều dạng địa hình (đồng bằng, miền biển, vùng trà sơn) với điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã tác động không nhỏ đến quá trình vận hành. Anh Hùng cùng Đội quản lý vận hành đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo lựa chọn thiết bị phù hợp, nâng cao khả năng vận hành lưới điện cũng như giảm thiểu sự cố. Với những đóng góp của cá nhân đồng chí Hùng và nỗ lực của cả tập thể, độ tin cậy lưới điện Thạch Hà không ngừng gia tăng, sự cố giảm rõ rệt, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm nhiều so với trước”.

20 năm “bám” lưới, góp sức vì dòng điện an toàn

Cùng với việc “bám” lưới, anh Trần Anh Hùng thường xuyên cùng đồng nghiệp tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp quản lý, vận hành lưới điện an toàn.

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm liên tục anh Trần Anh Hùng vinh dự được nhận bằng khen, giấy khen của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Hà Tĩnh. Gần đây nhất, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” giai đoạn 2022 - 2023. Sự ghi nhận của lãnh đạo, đồng nghiệp sẽ là động lực mới để anh tiếp tục gắn bó, say mê với nghề cùng mục tiêu xuyên suốt “vì dòng điện an toàn”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.