Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

(Baohatinh.vn) - Lễ đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng” được UBND 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà phối hợp tổ chức sáng nay (15/6), tại Trung tâm VHTT huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng dự.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”
Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Một số tiết mục văn nghệ chào mừng lễ đón nhận bằng

Diễn văn buổi lễ do Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương trình bày đã khẳng định công lao to lớn của danh tướng Lê Khôi đối với đất nước.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương: Lễ hội Đền Chiêu Trưng đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng không chỉ riêng vùng đất Thạch Hà, Lộc Hà mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”

"Suốt hàng trăm năm qua, trên bàn thờ của ông, ngọn nến, nén hương chưa bao giờ ngừng cháy. Trong dân gian luôn truyền tụng ngôi đền được đánh giá là một trong tứ linh nhất vùng Bắc miền Trung: “Nhất Đền Cờn, nhì Đền Quả, tam Đền Bạch Mã, tứ Đền Chiêu Trưng”. Lê Khôi cũng được nhân dân tôn kính, phụng thờ như vị Thành hoàng ở nhiều xã của nhiều địa phương trong cả nước như Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An, riêng Hà Tĩnh có nhiều đền thờ vọng của ông như Mai Phụ, Thạch Kim, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị, Đức Vĩnh", diễn văn nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y khẳng định, đã 572 năm nay, nhân dân hai huyện Thạch Hà và Lộc Hà luôn tổ chức các hoạt động lễ hội nhân ngày chính kỵ húy nhật của danh tướng Lê Khôi vào dịp đầu tháng 5 âm lịch hàng năm, gồm phần lễ và hội.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Đề nghị UBND hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà, các cơ quan liên quan cũng như nhân dân trong vùng tổ chức tốt lễ hội hàng năm, đồng thời luôn nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển sáng tạo giá trị di sản văn hóa Lễ hội đền Chiêu Trưng.

"Lễ hội văn hóa truyền thống là một trong những cội nguồn sức mạnh dân tộc, tôn trọng ý thức tâm linh hướng thiện, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân có công với dân với nước. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống nói riêng và các di sản văn hóa dân tộc nói chung là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, con người Việt Nam của toàn Đảng, toàn dân" - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng trao Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Chiêu Trưng cho lãnh đạo huyện Thạch Hà, Lộc Hà

Mong các bộ, ngành Trung ương và cấp tỉnh tiếp tục quan tâm giúp đỡ địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ông cha để lại.
Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương

Ngay sau thủ tục lễ đón bằng, đông đảo cán bộ, nhân dân hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà cùng các xã có đền thờ chính, thờ vọng Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi cùng du khách thập phương đã lên thuyền rồng cử hành lễ rước Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi tại núi Nam Giới thuộc khu vực cảng biển Cửa Sót.

Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”
Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng”

Ngay sau lễ đón nhận bằng, lễ rước bằng đã được cử hành

Chiều cùng ngày, tại đền Chiêu trưng Đại vương sẽ diễn ra lễ tế tưởng nhớ, tri ân tới vị anh hùng dân tộc danh tướng Lê Khôi.

Lễ hội đền Chiêu Trưng gắn với di tích lịch sử - văn hóa đền Lê Khôi tại núi Long Ngâm - Nam Giới (xã Thạch Bàn, Thạch Hà). Năm 1446, trên đường đánh quân Chiêm thắng trận trở về, Lê Khôi bị lâm bệnh nặng và mất vào ngày 3/5 âm lịch tại chân núi Long Ngâm.

Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định công nhận Đền thờ và Lăng mộ Lê Khôi là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia. Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin tiếp tục ra quyết định xếp hạng Đền thờ và Lăng mộ Lê Khôi là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 2017, Bộ VHTT&DL đưa Lễ hội đền Chiêu Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thể hiện sự trân trọng của nhà nước đối với hoạt động lễ hội của nhân dân vùng biển nơi này.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống