Lan tỏa những tấm gương học và làm theo Bác ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Mỗi người một ngành nghề, một lĩnh vực nhưng ở những người dân Hà Tĩnh đều có điểm chung, đó là thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ trong mỗi hành động, việc làm dù nhỏ nhất. Họ xứng đáng là những điển hình trong học và làm theo Bác cần được lan tỏa, nhân rộng.

Bác sĩ Đặng Diên - Bí thư Chi bộ Nội - Nhi - Lây, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BVĐK Kỳ Anh: “Nụ cười của người bệnh và sự tin cậy của đồng nghiệp là món quà lớn nhất”

Lan tỏa những tấm gương học và làm theo Bác ở Hà Tĩnh

Bác sỹ Đặng Diên luôn tâm niệm “lương y như từ mẫu”.

Hơn 25 năm gắn bó với ngành y cũng là chừng đó thời gian bác sĩ Diên nhớ nằm lòng lời dặn của Bác Hồ: “Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em, ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”; “lương y như từ mẫu”. Với tâm niệm đó, ngay từ khi là bác sĩ đến lúc được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo, bác sĩ Diên luôn dành toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Là người đứng đầu Chi bộ Nội - Nhi - Lây và Khoa Hồi sức cấp cứu, bác sĩ Diên luôn nêu cao vai trò gương mẫu, tiên phong trong mọi hoạt động để các y, bác sĩ khác học hỏi, noi theo. Anh cũng cùng với các y, bác sĩ trong khoa tích cực học hỏi, ứng dụng nhiều giải pháp, kỹ thuật điều trị bệnh hiện đại.

Đầu năm 2020, bác sĩ Diên đã triển khai thành công kỹ thuật mới “Tiêu huyết khối trong điều trị nhồi máu não” tại Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh. Đây là 1 trong 4 bệnh viện tuyến huyện thực hiện được kỹ thuật này.

Nói về mình, bác sĩ Diên khiêm tốn: “Khi chữa bệnh, tôi đặt mình vào vị trí bệnh nhân; trong chuyên môn, trong cuộc sống đặt mình vào vị trí của cấp dưới, của y, bác sĩ để kịp thời khích lệ, động viên, chia sẻ, hỗ trợ. Với tôi, nụ cười của người bệnh và sự tin cậy của anh em đồng nghiệp chính là món quà lớn nhất”.

Anh Phạm Nguyễn Bính - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn: “Phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình”

Lan tỏa những tấm gương học và làm theo Bác ở Hà Tĩnh

Với anh Bính, rừng là nhà.

Gắn bó từ những ngày đầu nên giai đoạn năm 2012-2018, khi công ty gặp biến cố lớn, anh Bính vẫn kiên trì bám trụ cùng với Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc vực dậy hoạt động của đơn vị.

Anh đã mạnh dạn hợp tác với các tổ chức trong nước, ngoài nước xây dựng và triển khai thành công phương án quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản trị rừng FSC (Forest Stewardship Council).

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn là một trong số ít những doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước tổ chức quản lý rừng tự nhiên theo tiêu chuẩn FSC.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp công ty được giao quản lý, sử dụng luôn được bảo tồn và phát triển, không để xảy ra các hiện tượng xâm canh, xâm cư, tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Hệ thống mốc ranh giới sử dụng đất được thể hiện rõ ràng tại thực địa. Độ che phủ được tăng lên, đạt trên 97%.

Ngoài ra, anh còn chỉ đạo mở rộng ngành nghề sản xuất, phát huy thế mạnh chăn nuôi, tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất rừng... Đến nay, ngoài 19.367 ha đất rừng, công ty còn có một trang trại với 1.200 con lợn nái, 14.000 lợn thịt. Qua đó, tạo việc làm ổn định cho 120 người lao động trên địa bàn. Năm 2020, lợi nhuận của công ty vượt kế hoạch hơn 500%.

“Phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình", lời căn dặn đó của Bác Hồ là lời dạy cho muôn đời” - anh Bính chia sẻ.

Bà Trần Thị Vân - đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn 5, xã Xuân Lĩnh, Nghi Xuân: “Luôn nỗ lực để xứng đáng là người đảng viên tiên phong”

Lan tỏa những tấm gương học và làm theo Bác ở Hà Tĩnh

Bà Vân luôn nhiệt huyết hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chồng mất cách đây hơn 20 năm, một mình bà Vân chèo chống nuôi 3 người con. Vất vả, khó khăn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ bé nhỏ. Thế nhưng, vượt lên tất cả, bà vừa thay chồng nuôi dạy con, vừa tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương.

Bà từng là Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Bí thư Chi bộ thôn 5. Từ năm 2017 đến nay, bà là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn 5.

Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, đảng viên 45 năm tuổi Đảng, bà luôn nhiệt huyết hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp sức đưa thôn 5 trở thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của xã vào năm 2016.

Bà cũng là người khởi xướng “Quỹ Tình nghĩa” trong Chi hội Cựu chiến binh thôn 5. Mỗi năm, quỹ cho 2 hội viên vay vốn phát triển kinh tế không lấy lãi với số tiền 3 triệu đồng/hội viên, quay vòng vốn sau 2 năm.

Chi hội cũng đảm nhận chăm sóc tuyến đường xanh - sạch - đẹp với chiều dài hơn 130m; vận động hội viên hiến đất, hiến cây mở rộng đường giao thông nông thôn.

Bà Vân tâm sự: “Người lính Cụ Hồ là phải can trường trong chiến đấu, đi đầu trong xây dựng cuộc sống. Xây dựng nông thôn mới hôm nay chính là bước vào “trận tuyến mới”, vì vậy, tôi luôn tự nhắc mình phải nỗ lực để xứng đáng là người chiến sĩ cách mạng, người đảng viên tiên phong”.

Thiếu tá Hồ Mạnh Hùng - Chính trị viên Đồn Biên phòng Lạch Kèn, Bộ đội Biên phòng tỉnh: “Gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Lan tỏa những tấm gương học và làm theo Bác ở Hà Tĩnh

Thiếu tá Hồ Mạnh Hùng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Sinh năm 1986 và có 12 năm công tác trong lực lượng biên phòng, Thiếu tá Hồ Mạnh Hùng đã giữ các cương vị: Trợ lý Tuyên huấn, Chính trị viên phó Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lạch Kèn. Dù ở vị trí nào, anh cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, anh đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 5.000 lượt cán bộ, Nhân dân về công tác bảo vệ chủ quyền, phòng chống dịch Covid-19, phòng chống tội phạm; tổ chức và cùng cán bộ, chiến sĩ tham gia hơn 3.000 ngày công xây dựng nông thôn mới; triển khai nhiều chương trình hiệu quả như: “Nâng bước đến trường” và “Tiếp lửa yêu thương” đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức trải nghiệm “Chúng em là chiến sĩ biên phòng” bồi đắp truyền thống yêu nước, yêu quân đội cho hơn 5.000 lượt học sinh.

Ngoài ra, anh từng đạt nhiều giải thưởng cấp Bộ Chỉ huy, cấp tỉnh trong các hội thi tuyên truyền viên về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thi báo cáo viên giỏi…

Anh chia sẻ: “Hạnh phúc nhất của tôi đó là những chuyến công tác về với người dân, được đưa kiến thức, thông tin về với bà con, nhất là ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Về với bà con, tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều để hoàn thiện bản thân. Đó cũng là một góc nhỏ trong phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân” mà sinh thời Bác Hồ từng dạy”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.