Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

(Baohatinh.vn) - Yêu Bác, kính Bác bằng một tình cảm đặc biệt và thiêng liêng, cựu chiến binh Dương Đức Tiếp (SN 1938, ở thôn Đồng Bàu, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành cả cuộc đời mình để học Bác từ những điều giản dị nhất.

Năm 1969, với sức trẻ, khát vọng cống hiến cho đất nước, ông Tiếp tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội 47, Đoàn 22 Quân khu IV. Sau thời gian huấn luyện, ông được điều động vào chiến trường B5 - huyện Gio Linh (Quảng Trị). Khi Quảng Trị được giải phóng, đơn vị của ông tiếp tục được điều động sang chiến trường Lào.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Ông Dương Đức Tiếp (bên phải) cùng Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Cẩm Thành Dương Văn Bính trò chuyện, ôn lại những ký ức một thời oanh liệt.

Ông Tiếp bồi hồi nhớ lại: “Những ngày tháng trong chiến trường gian khổ, hiểm nguy nhưng tôi và đồng đội vẫn ngày đêm bám trận địa, thực hiện tốt nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí, đạn dược vào chiến trường. Trên tuyến lửa, hình ảnh Bác Hồ luôn trong tâm trí của chúng tôi, là động lực tinh thần lớn lao để chúng tôi chiến đấu, lập nhiều chiến công”.

Năm 1974, vì bị thương nặng, sức khỏe yếu, ông được chuyển về công tác trong ngành giao thông vận tải cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2000. Trở về cuộc sống đời thường, dù di chứng chiến tranh lấy đi nhiều phần sức khỏe nhưng ông vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ vững tác phong chuẩn mực của người lính Cụ Hồ, tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua tại địa phương.

Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ông đã tiết kiệm những đồng lương hưu ít ỏi của mình, vận động bà con, bạn bè quyên góp để cùng thôn làm đường bê tông, lắp đường điện chiếu sáng; mua sắm quạt tặng các cháu nhỏ ở trường mầm non. Cuối năm 2020, ông đã quyên góp được 160 triệu đồng chỉnh trang, tu sửa khu nghĩa trang của xã khang trang, sạch đẹp hơn.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Những phần thưởng về học và làm theo Bác được ông Tiếp nâng niu như báu vật.

Chia sẻ với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi dịp lễ tết, ông đều trích lương hưu mua hàng chục suất quà để tặng họ. Ông tâm sự: “Trong khả năng của mình, tôi muốn sẻ chia với những hoàn cảnh kém may mắn. Bài học đó khi sinh thời, Bác cũng đã dạy tất cả chúng ta”

Với những đóng góp của mình, ông Tiếp đã vinh dự được chọn là điển hình xuất sắc của tỉnh Hà Tĩnh trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, dự báo cáo điển hình tại Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2010.

Trước đó, gia đình ông là gia đình duy nhất toàn tỉnh được chọn tham dự hội nghị gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội; ông được đại diện cho 53 đoàn đến từ các tỉnh, thành trong cả nước báo công với Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Giây phút đó, tôi rưng rưng niềm xúc động, tự hào vì được đứng trước anh linh của Người báo cáo những phần việc mình đã làm, đã học được từ Bác” - ông chia sẻ.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Ông Tiếp có thói quen sưu tầm sách viết về Bác Hồ.

Trong những chuyến đi đó, ông đã dành tất cả phần thưởng và số tiền mang theo để tìm mua những cuốn sách viết về Bác Hồ. Mãi đến sau này, ông vẫn giữ thói quen sưu tầm sách về Bác và lưu giữ thành một tủ sách quý. Ông còn sáng tác hàng trăm bài thơ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tập hợp thành một tuyển tập thơ để thường xuyên ngâm nga cùng những người bạn.

Nâng niu những huân huy chương trong kháng chiến, những phần thưởng về học và làm theo Bác, ông Tiếp chia sẻ: “Đối với tôi, những kỷ vật này quý giá vô cùng, có vàng cũng chẳng mua nổi. Nó không chỉ là phần thưởng cho những nỗ lực của tôi mà còn như lời Bác luôn nhắc nhở tôi phải sống sao cho xứng đáng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”.

Trong khu vườn nhỏ của gia đình, ông dành một góc trang trọng nhất để dựng đài tưởng niệm Bác Hồ. Công trình có chiều cao 2m, rộng 1,4m với dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tượng Bác Hồ bằng đồng được ông Tiếp vào tận miền Nam đặt cho người thợ thủ công đúc. Đây không chỉ là nơi gia đình ông ngày ngày tưởng nhớ Bác mà các cựu chiến binh, bà con lối xóm cũng đến để bày tỏ niềm kính yêu với Người.

Người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành cả cuộc đời để học Bác

Tượng đài Bác trong vườn là nơi gia đình ông, các cựu chiến binh và người dân địa phương đến thắp hương tưởng nhớ Người.

Ông Dương Văn Bính - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Cẩm Thành cho biết: “Ông Tiếp là đảng viên, hội viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi phong trào của địa phương. Trong chiến đấu, công việc và cuộc sống, ông Tiếp đã học Bác từ những điều giản dị nhất. Ông ấy đã lan tỏa, khích lệ tinh thần đó đến các hội viên, góp phần đưa phong trào “Cựu chiến binh làm theo lời Bác” của xã đi vào thực chất, ý nghĩa”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.