Nhiều hoạt động kỷ niệm 245 năm năm sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

(Baohatinh.vn) - Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm hướng tới kỷ niệm 245 năm năm sinh và tưởng niệm 165 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778-1858).

Nhiều hoạt động kỷ niệm 245 năm năm sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Đoàn các nhà nghiên cứu đến từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham quan đền thờ Nguyễn Công Trứ (xã Xuân Giang, Nghi Xuân), dịp đầu năm 2023.

Theo đó, huyện Nghi Xuân đã tiến hành tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu thân thế sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ” trong các trường học, từ ngày 20/9 - 20/11/2023, dự kiến tổng kết vào dịp lễ giỗ Uy Viễn Tướng công.

Trong khuôn khổ các hoạt động lễ kỷ niệm còn có giải chạy Marathon Nghi Xuân năm 2023, dự kiến tổ chức từ ngày 9/12 - 10/12/2023, tại Quảng trường Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền). Đặc biệt, dịp này huyện Nghi Xuân sẽ tổ chức đêm biểu diễn giá trị các di sản văn hóa phi vật thể: Ca trù, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, hát chầu văn... (chương trình có sự tham gia dàn dựng, biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh), dự kiến diễn ra vào tối ngày 9/12/2023 tại Quảng trường Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền).

Cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ giỗ lần thứ 165 danh nhân Nguyễn Công Trứ sẽ được tổ chức vào ngày 26/12/2023 (tức ngày 14/11 âm lịch), tại đền thờ ông.

Ông Bùi Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: "Các hoạt động chào mừng kỷ niệm 245 năm năm sinh và tưởng niệm 165 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn hoá Việt Nam và nhân loại. Qua đây mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa Nghi Xuân với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gắn với hành trình di sản Nghi Xuân.

Các hoạt động kỷ niệm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ; động viên, tập hợp nhiều tổ chức, lực lượng xã hội tích cực bảo tồn và phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, quê hương của danh nhân Nguyễn Công Trứ nói riêng".

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.
"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.