Nhớ thương nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa Lê Trần Sửu

(Baohatinh.vn) - Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, thầy giáo Lê Trần Sửu (trú tại phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) đã ra đi, để lại nhiều nuối tiếc và nhớ thương với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Ông Lê Trần Sửu (bút danh Lê Hoài Nam) sinh ngày 15 tháng 10 năm Ất Sửu (1925) tại làng Lạc Thiện (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Cha mất sớm, mẹ bồng bế ông về quê ngoại ở làng Yên Phúc (nay là xã Yên Hồ), huyện Đức Thọ sinh sống. Những năm 30 của thế kỷ trước, ông là cựu học sinh Trường Quốc học Vinh, tốt nghiệp Thành Chung (cao đẳng tiểu học). Sau đó, ông vào học Trường Bảo hộ (nay là Trường Chu Văn An) - Hà Nội.

Nhớ thương nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa Lê Trần Sửu

Nhà nghiên cứu Lê Trần Sửu và những trăn trở lúc sinh thời. Ảnh Huy Tùng

Năm 1945, ông tham gia Việt Minh, khởi nghĩa giành chính quyền tại làng Yên Phúc, Đức Thọ. Năm 1946, ông theo học Trường Trung học Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng tại xã Thái Yên (nay là xã Thanh Bình Thịnh), huyện Đức Thọ. Năm 1947, Sở Giáo dục Liên khu 4 bổ nhiệm ông dạy Trường Trung học Kháng chiến Bình Trị Thiên. Năm 1955, ông công tác tại Ty Giáo dục Hà Tĩnh, sau đó về dạy ở Trường cấp ba Phan Đình Phùng. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông được biệt phái sang giúp Liên hiệp Công đoàn Hà Tĩnh phụ trách công tác tuyên truyền. Một thời gian sau khi ở Công đoàn Hà Tĩnh, ông trở lại dạy học ở Trường Phan Đình Phùng mãi đến ngày nghỉ hưu.

Ông là một trong ít người thành lập Hội Văn nghệ Hà Tĩnh vào năm 1959, để rồi từ đó, ngoài dạy học, ông đắm đuối với văn chương. Dạy học giúp ông chỉn chu, nghiêm cẩn trong sáng tạo văn chương, văn chương giúp ông sâu lắng, tinh tế trong dạy học.

Nhớ thương nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa Lê Trần Sửu

Ông là tác giả của 5 tập truyện ngắn và bút ký đề cập tới nhiều vấn đề của hiện thực trong thời đại ông đang sống với giọng điệu riêng, đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Ảnh Huy Tùng

Ông là người yêu tha thiết cuộc đời, con người, sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Cuộc đời ông không bao giờ dừng, không bao giờ ngưng nghỉ lao động sáng tạo. Ông đã đi nhiều, viết nên những tác phẩm văn học có giá trị. Là tác giả của 5 tập truyện ngắn và bút ký đề cập tới nhiều vấn đề của hiện thực trong thời đại ông đang sống với giọng điệu riêng, đậm đà bản sắc xứ Nghệ: Trầm lắng và thiết tha, tinh tế và sâu sắc, ông đã góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn xuôi đương đại Hà Tĩnh.

Với sự trải biết đời sống và vốn tri thức thâm hậu, sau ngày tái lập tỉnh năm 1991, ông trở thành hội viên Hội Văn nghệ dân gian, thành viên nhóm địa phương học Hà Tĩnh. Ông đã cùng các nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy, Thái Kim Đỉnh, Nguyễn Bân, Hồ Hữu Phước, Lê Văn Tùng… với những đôi chân trần rớm máu có mặt ở nhiều miền quê để khảo cứu, giới thiệu di sản văn hóa truyền thống Hà Tĩnh. Bạn đọc được đón nhận những tác phẩm về những sự kiện, nhân vật lịch sử, về những di tích, danh thắng nổi tiếng của quê hương, về những giá trị của một số tác phẩm văn học cổ điển theo cách nhìn riêng, sâu sắc, độc đáo và sinh động của ông…

Nhớ thương nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa Lê Trần Sửu

Bệnh tật đã lấy đi nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa với những trang văn nồng đượm tình yêu thương cuộc đời, con người. Ảnh Huy Tùng

Gần một thế kỷ cầm phấn và cầm bút, cuộc đời vắt qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, qua bao thăng trầm của thời cuộc, nhà giáo, nhà văn Lê Trần Sửu đã vững vàng đi trên con đường sáng tạo gập ghềnh, khúc khuỷu cho đến ngày hôm nay. Sau khi gấp sách, gác bút 5 ngày, ông chống đỡ với căn bệnh hiểm nghèo và không còn đủ sức lực để tiếp tục đi trên con đường phụng sự cái đẹp mà ông xác lập từ thời trai trẻ. Bệnh tật đã lấy đi nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa với những trang văn nồng đượm tình yêu thương cuộc đời, con người.

Xin cầu chúc cho linh hồn ông được siêu thoát và an nghỉ trong cõi vĩnh hằng.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.