“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

(Baohatinh.vn) - Chị Lê Thị Dung - Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã vận động chị em thành lập được hàng chục mô hình kinh tế, xây dựng thành công 11 sản phẩm OCOP.

“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

Chị Lê Thị Dung - Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh).

Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Văn thư lưu trữ Trung ương 1 (Hà Nội), chị Lê Thị Dung (SN 1984, trú xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) vào làm việc tại UBND xã Kỳ Ninh với vai trò văn thư. Tháng 9/2014, chị được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã.

Suốt 9 năm qua, trong vai trò Chủ tịch Hội LHPN xã, chị Dung đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, có nhiều sáng kiến, cách làm hay đưa phong trào phụ nữ của địa phương đi lên, góp phần cùng chính quyền và các tổ chức, đoàn thể xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Chị Nguyễn Thị Khoàn - chủ cơ sở chế biến hải sản Khoàn Minh, thôn 6, xã Kỳ Ninh cho biết: “Trước đây, tôi chưa từng nghĩ có ngày, nghề truyền thống của gia đình mình lại có thể phát triển thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, được phân phối khắp cả nước như bây giờ. Có được điều này, tôi luôn biết ơn các cấp hội phụ nữ, trong đó chị Lê Thị Dung là người đã sâu sát, động viên cổ vũ tôi từ bước đi đầu tiên".

“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

Chị Lê Thị Dung trao đổi với chị Nguyễn Thị Khoàn về nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.

Được biết, 3 năm trước, nghề chế biến nước mắm, ruốc truyền thống của gia đình chị Khoàn chỉ sản xuất nhỏ lẻ, thu nhập chẳng đáng là bao. Được sự động viên, định hướng của chị Lê Thị Dung, chị Khoàn đã tham gia các lớp tập huấn khởi nghiệp và xây dựng sản phẩm OCOP, do các cấp hội phụ nữ tổ chức. Đầu năm 2021, sản phẩm nước mắm và ruốc Khoàn Minh của gia đình chị Khoàn được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Từ đây, chị quyết định đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất. Hiện cơ sở của chị Khoàn có diện tích 650m2, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường 300.000 lít nước mắm và hàng chục tấn ruốc, thu về khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt khoảng 350 triệu đồng.

“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

Nhờ sự động viên, hỗ trợ của chị Lê Thị Dung, chị Nguyễn Thị Khoàn đã xây dựng thành công sản phẩm OCOP và mở rộng sản xuất, khởi nghiệp thành công.

Mô hình sản xuất kinh doanh của chị Khoàn là 1 trong 20 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ đã được Hội LHPN xã Kỳ Ninh, trong đó có vai trò quan trọng của người đứng đầu là chị Lê Thị Dung, vận động, hỗ trợ thành lập từ năm 2018 tới nay. Trong số 20 mô hình kinh tế, có 6 mô hình đã xây dựng thành công 11 sản phẩm OCOP nổi tiếng cả nước như: nước mắm Luận Nghiệp của chị Đặng Thị Luận, nước mắm Nhất Ninh của chị Nguyễn Thị Ninh, nước mắm Khoàn Minh...

“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

Chị em phụ nữ thôn Tam Hải 2 (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) thường xuyên dọn dẹp, làm đẹp đường thôn.

Bên cạnh hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, chị Lê Thị Dung còn tập hợp, thu hút chị em đi đầu trong tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện tốt “5 không, 3 sạch” (không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp).

Đến nay, thông qua vận động của hội LHPN, toàn xã có 89% tỷ lệ gia đình thực hiện tốt “5 không, 3 sạch”, các cấp hội phụ nữ ở xã cũng đã vận động, giúp đỡ xây dựng 930 hố xử lý rác, 350 hố xí, giúp 560 hộ sắp xếp nhà cửa gọn gàng, mua 6.200 giỏ rác; cải tạo 525 vườn tạp, xây dựng 3 vườn mẫu, chỉnh trang 360 công trình chăn nuôi, trồng 9.225m hàng rào xanh, 10.000 cây keo tràm phủ trống đồi trọc, xây dựng 8 tuyến đường mẫu tự quản, 1 tuyến cây xanh với 42 cây bàng Đài Loan trị giá 63 triệu đồng... Đạt được khối lượng công việc lớn như vậy là nhờ vào sự đồng lòng, đoàn kết chung sức của trên 1.500 hội viên của 9 chi hội phụ nữ trên toàn xã.

“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

Thường xuyên về cơ sở gặp gỡ trò chuyện, nắm bắt tâm tư chị em là cách để chị Lê Thị Dung tìm ra những cách làm hay đưa phong trào phụ nữ đi lên.

Cùng với tích cực vận động chị em tham gia phong trào xây dựng NTM, từ năm 2018 tới nay, chị Lê Thị Dung đã huy động được trên 500 triệu đồng thực hiện công tác an sinh xã hội như: đỡ đầu một trẻ mồ, trao tặng 365 suất quà, sửa chữa 4 nhà mái ấm tình thương, trao 45 mô hình sinh kế...

Chăm lo đời sống vật chất, chị Lê Thị Dung còn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của hội viên phụ nữ. Hưởng ứng phong trào dân vũ do các cấp hội phụ nữ phát động, đầu năm 2020, chị Dung đã thành lập CLB Dân vũ xã Kỳ Ninh với 40 thành viên. CLB nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, trở thành CLB dân vũ tiêu biểu nhất của TX Kỳ Anh được chọn tham dự Liên hoan Hát ru và dân vũ toàn tỉnh năm 2022 và giành giải đặc biệt. Hiện, 9/9 chi hội phụ nữ của xã Kỳ Ninh đều có CLB dân vũ, thu hút hàng trăm hội viên, phụ nữ tham gia sinh hoạt thường xuyên.

“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

CLB Dân vũ xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) biểu diễn tại chung kết Liên hoan Hát ru và Dân vũ toàn tỉnh năm 2022.

Với những nỗ lực của chị Lê Thị Dung và tập thể Hội Phụ nữ xã, phong trào phụ nữ ở Kỳ Ninh giành được nhiều thành tích, được các cấp hội và chính quyền tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Trong đó, năm 2018 và năm 2020, tập thể Hội LHPN xã Kỳ Ninh được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen. Bản thân chị Lê Thị Dung cũng nhiều năm liền được Hội LHPN tỉnh và UBND thị xã Kỳ Anh tặng bằng khen. Tháng 5/2023, chị được Hội LHPN tỉnh tuyên dương là 1 trong 24 chủ tịch hội phụ nữ cấp xã tiêu biểu trên toàn tỉnh.

Vừa qua, chị Lê Thị Dung được chọn là 1 trong 6 đại biểu xuất sắc của Hà Tĩnh, tham dự Hội nghị Biểu dương chủ tịch hội cơ sở giỏi toàn quốc, sẽ diễn ra vào tháng 10/2023, nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), tại Thủ đô Hà Nội.

“Thủ lĩnh” phụ nữ xã tận tâm với phong trào khởi nghiệp

Chị Lê Thị Dung (ở giữa) tại lễ tuyên dương chủ tịch hội phụ nữ cấp xã tiêu biểu toàn tỉnh năm 2023.

Trong vai trò người đứng đầu Hội LHPN xã Kỳ Ninh, nhiều năm qua, chị Lê Thị Dung luôn nỗ lực dẫn dắt phong trào phụ nữ địa phương đi lên, giành được nhiều thành tích. Bằng sự tâm huyết của mình, chị Dung đã có nhiều cách làm hay nhằm thu hút, tập hợp hội viên chung sức thực hiện tốt các chủ trương, phong trào của các cấp, ngành, góp phần nâng cao vai trò của tổ chức hội, tạo niềm tin đối với hội viên phụ nữ nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung.

Bà Đoàn Thị Mỹ
Chủ tịch Hội LHPN TX Kỳ Anh

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.