Người phụ nữ vùng giáo đồng hành cùng chị em khó khăn

(Baohatinh.vn) - Chị Nguyễn Thị Nga - Chủ nhiệm Tổ hội nghề thêu ở khu tái định cư Đông Yên 4 (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã tạo công ăn việc làm cho hơn 100 chị em lương, giáo hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Người phụ nữ vùng giáo đồng hành cùng chị em khó khăn

Các hội viên Tổ hội nghề thêu thôn Đông Yên 4 (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) thực hiện công việc thêu tay trên vải. Ảnh tư liệu

Chân thành, giản dị và ngại nói về mình nhưng ít ai biết chị Nguyễn Thị Nga (SN 1983, ở xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) đã có 8 năm không ngừng hỗ trợ, giúp đỡ hàng chục chị em lương, giáo hoàn cảnh khó khăn ở khu tái định cư Kỳ Lợi và các xã, phường lân cận có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Sinh ra ở xã Kỳ Lợi trong một gia đình giáo dân, hoàn cảnh khó khăn nên khi lên bậc học THPT, chị Nga phải nghỉ giữa chừng để vào miền Nam làm công nhân. Năm 2006, trở về quê lấy chồng, chị Nga xác định ở lại quê hương lập nghiệp. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng loay hoay với nhiều công việc vẫn chưa tìm được hướng đi cho mình. Bước ngoặt khi vào năm 2014, qua một người quen là doanh nhân người Hồng Kông (Trung Quốc) giới thiệu, chị bắt đầu với công việc nghề thêu hàng thủ công xuất khẩu.

Người phụ nữ vùng giáo đồng hành cùng chị em khó khăn

Chị Nguyễn Thị Nga - Tổ trưởng Tổ hội nghề thêu Đông Yên 4 (Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh).

Chị Nga cho biết: "Lúc đầu, dù chưa biết công việc cụ thể thế nào nhưng đang mong muốn có công ăn việc làm, nên có cơ hội là tôi đồng ý thử ngay. Rủ thêm 3 chị trong thôn, chúng tôi được chuyên gia của họ dạy nghề trong 3 tháng, sau đó bắt đầu nhận hàng tự làm”.

Mạnh dạn và chăm chỉ, sau đơn hàng thứ nhất, đối tác đã tin cậy và liên tục giao hàng để làm, chị Nga bắt đầu vận động chị em trong thôn tham gia công việc. Chị đứng ra truyền dạy nghề miễn phí và nhận đơn hàng cho chị em cùng làm. Từ 12 người ban đầu, đến năm 2020, chị Nga đã đào tạo cho 67 chị em trong và ngoài xã cùng tham gia.

Người phụ nữ vùng giáo đồng hành cùng chị em khó khăn

Từ năm 2014 đến nay, chị Nga đã dạy nghề thêu miễn phí cho hơn 100 chị em trong và ngoài xã Kỳ Lợi.

Đặc biệt, vào tháng 7/2021, với sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN thị xã Kỳ Anh, Tổ hội nghề thêu thôn Đông Yên 4, do chị Nguyễn Thị Nga làm tổ trưởng đã chính thức ra mắt; đến nay đã có 114 người tham gia.

Các hội viên đến từ nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn thị xã, trong đó có 50 chị em là đồng bào có đạo. Dưới sự dẫn dắt của chị Nga, tổ hội thường xuyên nhận được nhiều đơn hàng (sản phẩm thêu của tổ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản để may lễ phục truyền thống). Hiện, tổ hội tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 114 hội viên, với mức thu nhập từ 3,5 - 11 triệu đồng/người/tháng, tùy theo tay nghề.

Người phụ nữ vùng giáo đồng hành cùng chị em khó khăn

Lễ ra mắt Tổ hội nghề thêu Đông Yên 4, tháng 7/2021. Ảnh: Thu Trang

Không chỉ đào tạo nghề miễn phí, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho các hội viên, chị Nga còn luôn quan tâm chăm lo đời sống cho từng chị em, như: thăm hỏi người ốm, tổ chức giao lưu trong các ngày lễ hay tham gia công tác thiện nguyện... Đặc biệt, trong năm 2022, chị Nga đã đứng ra kết nối với BHXH tỉnh hỗ trợ 50 hội viên tham gia đóng BHXH tự nguyện, trong đó có 20 người đóng mới, 30 người đóng nối…

Chị Nga chia sẻ: “Vì thiếu hiểu biết nên chính tôi cũng từng suýt bỏ quên quãng thời gian mình đóng BHXH khi đang làm công nhân ở một công ty tại miền Nam. Vì vậy, sau khi tìm hiểu và lấy lại được sổ để đóng nối, tôi đã hỗ trợ chị em tiếp tục đóng BHXH như mình. Đồng thời, tôi cũng vận động chị em khác trong tổ hội đóng BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ như những lao động trong các doanh nghiệp”.

Người phụ nữ vùng giáo đồng hành cùng chị em khó khăn

Nhờ có nghề thêu, cuộc sống của chị Phạm Thị Thắng (Đông Yên 4, Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) thêm ổn định.

Chị Phạm Thị Thắng (Đông Yên 4, Kỳ Lợi) cho biết: “Hơn 8 năm trước, khi mới vào khu tái định cư, chúng tôi khá lo lắng vì thiếu việc làm nhưng nhờ được chị Nga dạy nghề thêu và bố trí công việc, cuộc sống của gia đình tôi dần ổn định.

Ngoài ra, chúng tôi còn có cơ hội tham gia BHXH. Dù giúp đỡ rất nhiều người nhưng chị Nga luôn khiêm tốn và làm công việc của mình một cách thầm lặng khiến chúng tôi rất yêu quý và nể phục”.

Người phụ nữ vùng giáo đồng hành cùng chị em khó khăn

Chị Nguyễn Thị Nga trao đổi tình hình hoạt động của tổ hội nghề thêu với Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Lợi Mai Thị Khuyên.

Chị Nguyễn Thị Nga là một tấm gương tiêu biểu cho phụ nữ vùng giáo nói riêng và phụ nữ thị xã Kỳ Anh nói chung. Không chỉ bản thân đã nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế của mình trong phát triển kinh tế, chị còn là người giúp đỡ nhiều chị em có hoàn cảnh vượt khó, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Chị Đoàn Thị Mỹ - Chủ tịch Hội LHPN TX Kỳ Anh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.