Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân cùng con cháu đã dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Sáng 24/9 (tức ngày mùng 10/8 âm lịch), Sở VH-TT&DL tổ chức Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du nhân 203 năm (1820-2023) ngày mất của ông.

Tham dự buổi lễ có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải. Đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Nghi Xuân, Quỹ Bảo tồn Di sản văn hóa Nguyễn Du, Văn phòng Hội Kiều học Việt Nam tại Hà Tĩnh và con cháu đời thứ 8 đồng trực hệ với Đại thi hào cùng tham dự.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 -1820) tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Thân sinh là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (quê xã Tiên Điền, Nghi Xuân) từng làm quan đến chức Tham Tụng dưới triều Lê và bà Trần Thị Tần, quê ở Kinh Bắc (Bắc Ninh). Trong ảnh: Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải cùng các đại biểu dâng hương tại khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du làm quan đến chức tri huyện, 2 lần được vua phái đi sứ Trung Quốc. Ngày 10 tháng 8 âm lịch năm 1820, Nguyễn Du lâm bệnh và mất ở Huế. Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều di sản văn chương giá trị, trong đó nổi bật là kiệt tác Truyện Kiều. Trong ảnh: Các đại biểu thực hiện nghi lễ truyền thống tế rượu lên mộ Đại thi hào.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Đoàn đại biểu dâng hương tại nhà thờ Nguyễn Du (trong khuôn viên Khu di tích Nguyễn Du, thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân).

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Lễ giỗ được cử hành theo nghi thức truyền thống.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Bàn thờ Đại thi hào trang nghiêm trong lễ giỗ.

Trang nghiêm lễ giỗ lần thứ 203 của Đại thi hào Nguyễn Du

Dịp này, BQL Khu di tích Nguyễn Du cũng đã tổ chức chương trình biểu diễn trò Kiều phục vụ các đại biểu và du khách. Trong ảnh: CLB Trò Kiều (thị trấn Tiên Điền) biểu diễn trích đoạn “Chị em Thúy Kiều du xuân”.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.