Nước sông tiếp tục dâng, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ bị chia cắt

(Baohatinh.vn) - Hiện tại, nước lũ từ sông La và sông Cả vẫn tiếp tục đổ về, 4/5 xã ngoài đê của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) gần như bị chia cắt hoàn toàn, nhiều hộ dân bị nước lũ ngập vào nhà từ 0,5 -1,2m.

Nước sông tiếp tục dâng, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ bị chia cắt

Thôn Đại Châu, xã Tùng Châu là địa phương ngập sâu nhất từ 1,2-1,5m

Tại xã Tùng Châu, đến sáng nay (1/10), tất cả các tuyến giao thông đã bị chia cắt hoàn toàn bởi nước lũ. Tuyến đường vào trung tâm xã cũng đã ngập sâu từ 0,5-1 m, phương tiện đi lại duy nhất của người dân bây giờ là thuyền 3 ván. Tình trạng này đã kéo dài từ chiều tối qua (30/9).

Theo chính quyền địa phương, toàn xã có trên 380 hộ ở cả 7 thôn đều bị nước ngập vào nhà, hộ sâu nhất ngập khoảng 1 - 1,2 m. Mặc dù nước lên nhanh nhưng nhờ có sự chuẩn bị sớm nên bà con nhân dân đã cơ bản có đủ lương thực, thực phẩm, nước uống trong điều kiện bị cô lập dài ngày. Vật nuôi cũng đã kịp sơ tán đến nhà tránh trú an toàn.

Nước sông tiếp tục dâng, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ bị chia cắt

Nhiều ngôi nhà ở xã Tùng Châu đã ngập sâu.

Ông Nguyễn Văn Thân - thôn Thịnh Kim, xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ cho biết: “Từ ngày 30/9, nước lũ từ 2 nguồn là sông La và sông Cả đổ về nên lên rất nhanh. Nhờ được chính quyền địa phương tuyên truyền và cảnh báo liên tục trên hệ thống loa truyền thanh của xã nên chúng tôi đã nắm được tình hình của mưa lũ và chủ động kê gác đồ đạc lên cao, nhất là lương thực, thực phẩm nước uống được đưa lên nhà tránh lũ, gia súc gia cầm cũng sơ tán kịp thời nên đến thời điểm hiện tại mặc dù nước đã ngập sâu vào nhà nhưng tất cả đều an toàn”.

Theo các hộ dân ở xã Tùng Châu, nước lũ vẫn tiếp tục lên khiến cho tình trạng ngập lụt có thể còn dâng cao hơn từ chiều nay (1/10).

Nước sông tiếp tục dâng, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ bị chia cắt

Tuyến đường vượt lũ đến trung tâm xã Tùng Châu bị ngập sâu, phương tiên duy nhất đề đi vào xã này là thuyền.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ - Chủ tịch UBND xã Tùng Châu cho biết: Tùng Châu là địa phương nằm ngoài đê của huyện Đức Thọ, hàng năm đều phải chịu ảnh hưởng rất lớn của mưa lũ nên hầu hết các hộ dân đều chủ động ứng phó với phương châm “4 tại chỗ”. Dù vậy, để giảm tối đa những khả năng chủ quan không đáng có, chính quyền xã vẫn liên tục cảnh báo và cập nhật tình hình mưa lũ, mực nước sông để bà con nắm bắt, chủ động kê gác đồ đạc, chuẩn bị nhu yếu phẩm trong những ngày tránh lũ".

Nước sông tiếp tục dâng, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ bị chia cắt

Gia súc được người dân di dời lên các căn nhà tránh lũ để đảm bảo an toàn.

Theo ghi nhận, từ chiều tối 30/9, toàn huyện Đức Thọ có 1.119 hộ dân bị ngập nước, trong đó 4 xã ngoài đê và một số hộ dân ở thị trấn Đức Thọ bị nước ngập vào nhà. Trong đó, xã Tùng Châu 380 hộ, Liên Minh 147 hộ, Quang Vĩnh 338 hộ, Bùi La Nhân 122 hộ và thị trấn Đức Thọ 125 hộ.

Nước sông tiếp tục dâng, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ bị chia cắt

Người dân tại các xã ngoài đê Đức Thọ chỉ có thể di chuyển bằng thuyền 3 ván

Hiện tại, nước lũ từ sông La và sông Cả vẫn tiếp tục đổ về, huyện Đức Thọ đang tập trung cao bám nắm các địa bàn để chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động ứng phó với những diễn biến khó lường của thời tiết. Đặc biệt là sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản, cũng như phòng chống các loại dịch bệnh trong và sau mưa lũ.

Nước sông tiếp tục dâng, các xã ngoài đê huyện Đức Thọ bị chia cắt

Chiều 30/9, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Đức Thọ đã kiểm tra tình hình mưa lũ tại các xã ngoài đê; sẵn sàng phương án ứng cứu hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: Trước tình hình lũ ở các sông tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện huyện đang tập trung cao độ cho công tác sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xẩy ra. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo huyện cũng yêu cầu chính quyền địa phương, nhất là các xã ngoài đê đang bị ngập sâu phải ứng trực 24/24h và chủ động trong mọi tình huống nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người dân".

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.