Phân luồng sau trung học cơ sở: “Khoảng trống” khó lấp đầy

(Baohatinh.vn) - Phân luồng học sinh (HS) sau THCS là việc lựa chọn, sắp xếp mang tính xã hội để HS tốt nghiệp tiếp tục được đào tạo theo những khuynh hướng và ngành học phù hợp với nguyện vọng, năng lực HS và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, công tác phân luồng ở tỉnh ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn dù đã được sự quan tâm của tỉnh và sự vào cuộc quyết liệt của ngành GD-ĐT.

Thực trạng buồn

Trong chuyến công tác tìm hiểu về hoạt động của các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên (DN-HN-GDTX) tại các huyện, thị trên địa bàn toàn tỉnh, chúng tôi không khỏi chạnh buồn trước sự đìu hiu, vắng lặng nơi đây. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn là không thu hút được HS sau tốt nghiệp THCS. Thầy Châu Quốc Sỹ - Giám đốc Trung tâm DN-HN-GDTX huyện Đức Thọ chia sẻ: “Năm 2012, chúng tôi chỉ tuyển sinh được 1 lớp bổ túc với 5 HS, nhưng đến thời điểm hiện tại, nhà trường không thể tuyển sinh thêm được HS nào nữa”.

Phân luồng sau THCS là một trong những nội dung quan trọng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GT-ĐT.
Phân luồng sau THCS là một trong những nội dung quan trọng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GT-ĐT.

Cũng như ở Đức Thọ, Trung tâm DN-HN-GDTX ở Vũ Quang, Trung tâm GDTX - Kỹ thuật tổng hợp - HN và trung tâm dạy nghề ở Hương Khê bao trùm một sự trầm lắng. Thực trạng buồn ở các trung tâm này đã phản ánh rõ nét những khó khăn trong công tác phân luồng sau THCS trên địa bàn.

Thầy Lê Sỹ Võ - Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD&ĐT cho biết: “Đây là khó khăn chung của toàn xã hội, bởi thực tế nhận thức của người dân và xã hội về vấn đề này chưa thực sự đầy đủ. Tâm lý thích làm thầy, ngại làm thợ vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Bên cạnh đó, tâm lý trọng bằng cấp trong việc lựa chọn tuyển dụng của nhiều ngành cũng đã gây khó khăn cho chủ trương phân luồng HS sau THCS”.

Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Qua kết quả khảo sát nguyện vọng của HS và phụ huynh trong việc chọn trường sau khi tốt nghiệp THCS trên toàn tỉnh cho thấy, số HS mong muốn sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT hoặc bổ túc THPT chiếm 88,3% và 87,96% phụ huynh có cùng mong muốn này. Chỉ có 11,17% HS và 12,04% cha mẹ HS hướng con mình vào học nghề, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) hoặc trực tiếp lao động sản xuất.

Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức. Ảnh: Anh Thư
Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức. Ảnh: Anh Thư

Kết quả thống kê công tác phân luồng THCS trong 5 năm (2009-2013) cho thấy, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS vào THPT tăng dần theo từng năm. Cụ thể năm 2009 là 75,9% thì đến năm 2003 là 79,9%; số HS tốt nghiệp THCS vào học bổ túc THPT, trung cấp nghề năm 2009 là 5,4% thì đến nay giảm chỉ còn 3,9%; số HS tốt nghiệp THCS vào trung cấp nghề và TCCN đạt tỷ lệ 7,3% (năm 2013). Tỷ lệ HS vào học các trường nghề và TCCN giữa các địa phương cũng có sự chênh lệch rõ nét như: Đức Thọ 2,39%; TX Hồng Lĩnh 3,4%, Can Lộc 7,85%; Kỳ Anh 8,1%...

Thầy Lê Sỹ Võ cho biết thêm: “Kết quả này cho thấy, sau 5 năm triển khai công tác phân luồng sau THCS, tỷ lệ HS theo học bổ túc THPT, các cơ sở dạy nghề và TCCN vẫn còn rất thấp (khoảng 12%). Theo Kế hoạch 41 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình việc làm - dạy nghề năm 2014 và những năm tiếp theo thì chỉ tiêu 15% HS tốt nghiệp THCS vào học bổ túc THPT, TCCN, trung cấp nghề… là rất khó thực hiện”.

Được biết, thực trạng này không chỉ riêng Hà Tĩnh mà phổ biến trên toàn quốc. Một điều tra gần đây của Bộ GD&ĐT cho thấy: Nguyên nhân HS chọn nghề chưa đúng là do 46,2% thiếu kiến thức và điều kiện để hiểu rõ bản thân và nghề nghiệp; gần 37% HS chỉ quan tâm tới việc thi đỗ đại học - bất kể ngành đó có phù hợp với mình hay không, chỉ có 17,3% HS xác định được thời gian thích hợp cho việc định hướng nghề nghiệp cho giai đoạn học THCS.

Công tác phân luồng sau THCS là một trong những nội dung quan trọng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội. Kèm theo đó là những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ về học phí, việc làm, cơ chế tuyển dụng đối với HS tại các trường nghề. Điều quan trọng là phải tuyên truyền mạnh mẽ để các bậc phụ huynh có con học lực văn hóa dưới trung bình và bản thân các em hiểu để lựa chọn nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp THCS.

TX Hồng Lĩnh tư vấn hướng nghiệp cho trên 550 học sinh THCS

Thị đoàn Hồng Lĩnh phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH, Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị tư vấn hướng nghiệp - phân luồng học sinh sau THCS năm học 2013-2014 cho trên 550 học sinh trên địa bàn. Hội nghị đã tập trung khảo sát nhanh về nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp trong tương lai, năng lực hiện tại của học sinh; tư vấn về định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay và thông tin về các trường dạy nghề trên địa bàn.

Thúy Ngọc

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.