Kinh doanh thực phẩm sử dụng hàn the bị xử lý như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với những người kinh doanh sử dụng chất cấm này trong bảo quản, chế biến thực phẩm?

Chị Nguyễn Thị Thắm, trú tại TP Hà Tĩnh hỏi: Hiện nay, có nhiều người kinh doanh sử dụng hàn the để bảo quản, chế biến thực phẩm, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng. Vậy, xin hỏi pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với những người kinh doanh sử dụng chất cấm này trong bảo quản, chế biến thực phẩm?

kinh doanh thuc pham su dung han the bi xu ly nhu the nao

Cơ quan chức năng phát hiện 45 kg giò có chứa hàn the tại cơ sở sản xuất giò chả Hồng Thoan (thôn Xuân Hải, xã Thạch Bằng), do ông trần Văn Thoan làm chủ.

Trả lời: Hàn the là chất bị Bộ Y tế cấm sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Tên hóa dược của hàn the là Borax. Borax được sử dụng trong các loại chất tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu, dùng làm men thủy tinh, men gốm và làm cứng đồ gốm sứ. Thế nhưng, hiện nay, hàn the lại đang được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Theo Điều 6, Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, những vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ có mức phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.

  2. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

  3. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.

  4. Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.

  5. Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

  6. Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.

  7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 6 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại khoản 6 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.

  8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 2-3 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 điều này; b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 3-6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 điều này. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  9. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này.

Luật sư Phan Duy Phong

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi quy trình nghiệp vụ để không yêu cầu người dân phải xuất trình phiếu lý lịch tư pháp bản giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Hội nghị là dịp để các tổ chức hành nghề công chứng Hà Tĩnh được tiếp cận đầy đủ, kịp thời những nội dung cơ bản của Luật Công chứng 2024 và một số nội dung về chứng thực.
Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Từ mộng tưởng làm giàu nhanh chóng bằng cách buôn lậu hơn 4 kg vàng, Nguyễn Mạnh Thắng và đồng bọn đã phải đối diện với bản án nghiêm minh từ phán quyết của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Gắn bàn đạp để biến xe máy điện thành xe đạp điện, tháo gương chiếu hậu, tháo biển số… là những hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh.
Bi kịch sau tiếng cụng ly

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Men rượu và cơn giận dữ bùng nổ, Nguyễn Viết Hải (trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gây ra nỗi đau cho cả nạn nhân và chính mình.