Phơi lúa “lấn” đường: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

(Baohatinh.vn) - Tình trạng sử dụng lòng, lề đường để phơi nông sản, rơm rạ, tuốt lúa tiếp tục tái diễn ở nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thời điểm này, bà con đang bước vào vụ thu hoạch lúa xuân. Trên nhiều tuyến đường ở các địa phương như: Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân, vùng ven TP Hà Tĩnh… đang xuất hiện tình trạng phơi lúa, rơm rạ, khoai, ngô. Đáng nói, tình trạng này không chỉ diễn ra trên đường làng, ngõ xóm mà xuất hiện ở các huyết mạch giao thông vốn có lượng phương tiện qua lại nhiều.

Phơi lúa “lấn” đường: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Sau tuốt lúa, rơm chất đống, án ngự giữa lòng đường. Ảnh chụp tại thị trấn Lộc Hà.

Không chỉ cản trở đi lại, việc phơi nông sản trên lòng đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông đối với người và phương tiện. Ngoài ra, người dân còn dùng gạch, đá, cành cây để chắn, giữ bạt phơi; thậm chí là làm điểm tập kết rơm rạ thành từng đống án ngự giữa đường khiến người tham gia giao thông phải giảm tốc độ hoặc lấn sang cả làn đường dành cho phương tiện khác.

Chị Trần Thị Hà (xã Sơn Lộc, Can Lộc) bày tỏ: “Tôi đi làm bằng xe ô tô. Vào mùa gặt, mỗi khi đi qua những đoạn đường phơi rơm, rạ, tôi rất lo sợ bị rơm quấn vào gầm xe, nhất là ở những đoạn đường, người dân phơi rơm trên toàn bộ diện tích mặt đường nên không thể tránh được, rất nguy hiểm vì rơm rạ quấn vào xe có nguy cơ cháy, nổ xe rất cao. Tình trạng này năm nào cũng xảy ra, tôi mong là các lực lượng chức năng sớm vào cuộc, phân làn được để đảm bảo an toàn cho người đi đường”.

Phơi lúa “lấn” đường: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Lực lượng cảnh sát giao thông đề nghị người dân không phơi lúa trên Quốc lộ 15, đoạn qua xã Sơn Lộc (Can Lộc).

Thực tế đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân chính là do việc phơi nông sản, tuốt lúa trên đường. Chị Hà Trang (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân) bức xúc: “Cách đây 2 tuần, trên đường tôi đi làm, đoạn qua xã Xuân Mỹ, do toàn bộ lòng đường bị người dân chiếm phơi khoai lang cắt lát, tôi không thể tránh được, bắt buộc phải đi trên khoai nên bị trơn trượt, ngã xe. Đến giờ, chân tôi vẫn còn sưng đau, chưa thể đi lại bình thường. May mắn là thời điểm đó tôi đi chậm, nếu đi nhanh có thể bị lao xe xuống mương nước thì sẽ còn nguy hiểm hơn”.

Phơi lúa “lấn” đường: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Người dân phơi ngô ở lòng, lề đường tại xã Xuân Giang (Nghi Xuân).

Tình trạng phơi nông sản, rơm rạ trên đường mỗi mùa thu hoạch đã tái diễn nhiều năm nay, khiến nhiều người đi đường bức xúc. Trong khi đó, hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ đã được Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định là không được thực hiện.

Để đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan trên các tuyến đường, lực lượng công an giao thông nhiều địa phương đã ra quân nhắc nhở, chấn chỉnh tình trạng phơi nông sản, rơm rạ, tuốt lúa dưới lòng đường trong mùa cao điểm thu hoạch lúa xuân.

Được biết, vừa qua, Công an huyện Lộc Hà đã ban hành công văn tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng người dân vi phạm sử dụng lòng, lề đường để tuốt lúa, phơi thóc, rơm rạ, hải sản và thả rông trâu bò trên các tuyến đường, gây mất an toàn giao thông.

Phơi lúa “lấn” đường: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Lực lượng cảnh sát giao thông chấn chỉnh tình trạng phơi lúa ở lòng đường tại xã Thạch Mỹ (Lộc Hà).

Theo đó, lực lượng công an đã tăng cường kiểm tra trên các tuyến đường để tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành theo quy định; không sử dụng lòng, lề đường để phơi nông sản. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Phơi lúa “lấn” đường: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Người dân để gạch, đá ngay giữa lòng đường để giữ bạt phơi. Ảnh chụp trên đường Ngô Quyền, đoạn qua xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh).

Để chấn chỉnh tình trạng này, trước hết cần tiếp tục nâng cao ý thức người dân trong việc đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông. Cùng đó, chính quyền các địa phương cần vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Khoản 2 và khoản 3, điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường và sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép là hành vi bị cấm. Khoản d, điều 35 cũng quy định không được thực hiện hành vi: phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

Điểm b, khoản 1, điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, khoản 10, điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ”.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Mòn mỏi chờ đường đi

Mòn mỏi chờ đường đi

Đường cũ bị thu hồi để thi công cao tốc Bắc - Nam, đường hoàn trả chưa hoàn thành, khiến người dân xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn khi vào khu sản xuất.
Dự án dở dang, chợ Huyện nhếch nhác

Dự án dở dang, chợ Huyện nhếch nhác

Không kịp thời được đầu tư, nâng cấp hạ tầng sau khi thực hiện chủ trương chuyển đổi khiến chợ Huyện (xã Bình An, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) ngày càng xuống cấp, nhếch nhác.
Lộn xộn dừng, đỗ xe trong ngõ nhỏ

Lộn xộn dừng, đỗ xe trong ngõ nhỏ

Thời gian gần đây, tình trạng dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, lấn chiếm lòng, lề đường ở TP Hà Tĩnh tiếp tục tái diễn, nhất là ở tuyến ngõ.
Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo tai nạn thương tích của trẻ trong dịp hè

Cảnh báo tai nạn thương tích của trẻ trong dịp hè

Nghỉ hè là dịp trẻ dành nhiều thời gian vui chơi tại nhà hoặc ở khu vực công cộng. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thương tích với trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp để lại hậu quả lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. 
Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.