(Baohatinh.vn) - Đến vùng đất đồi xã Ngọc Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) những ngày này, bất kì ai cũng đều bị níu giữ bởi sắc đỏ đẹp mắt của những quả thanh long ruột đỏ đang độ thu hoạch. Khắp khu vườn hút hồn du khách của Hợp tác xã Hưng Thịnh, nơi đâu cũng rộn lên niềm vui và hy vọng mới.
Thanh long đang là đặc sản của xã Ngọc Sơn. Ngoài việc ăn trực tiếp, quả có thể chế biến thành nước hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè. Với vị ngọt đậm và thơm, màu sắc hấp dẫn, cây thanh long trồng tại xã Ngọc Sơn, Thạch Hà đang được khách hàng ưa chuộng.
Mô hình sản xuất khảo nghiệm thanh long ruột đỏ chính thức được Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Thạch Hà xây dựng tại xã Ngọc Sơn từ tháng 12/2012. So với một số giống thanh long khác, thanh long ruột đỏ có trọng lượng, chất lượng và giá cả cao hơn.
Điều đặc biệt là cây thanh long có tuổi đời dài, khoảng 20 năm mới phải trồng lại cây mới. Đây là loại cây chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, sản lượng ổn định, chất lượng cao, vỏ dày nên vận chuyển được đi xa. Thanh long không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần bón gốc bằng phân chuồng và đảm bảo đủ ánh sáng. Trong qua trình chăm sóc cây thanh long, người trồng cần thường xuyên cắt tỉa bỏ những nhánh thanh long già, không còn khả năng cho trái để tập trung nuôi dưỡng các nhánh khỏe mạnh.
Từng trái thanh long tươi ngon được bà con thu hoạch trái vào lúc sáng sớm khi chưa có nắng gắt hoặc lúc chiều mát, sau đó sẽ đem phân phát đi các chợ trong tỉnh để mua bán, trao đổi. Nếu thu hoạch lúc nắng gay gắt chiếu trực tiếp thì nhiệt độ trong trái tăng, sẽ gây mất nước nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản. Thanh long phải thu hoạch đúng ngày, nếu để trái quá chín rất dễ bị nứt và thanh long chuyển màu hoàn toàn là thu hoạch được.
Mỗi vụ kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 10 âm lịch và cứ 25 ngày lại cho một đợt thu hoạch. Năm nay, do điều kiện thời tiết mưa nhiều nên trọng lượng quả có giảm hơn so với các năm trước. Thanh long ruột đỏ có mức giá khởi điểm tại vườn từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi đó, tại các chợ, giá bán được nâng lên gần 60.000 đồng/kg”. Gần 1.200 trụ thanh long của HTX mỗi năm thu hoạch hơn 20 tấn, với tổng thu nhập gần 300 triệu đồng giúp các thành viên trong HTX có thu nhập khoảng từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Thanh long ở Ngọc Sơn không phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo đảm vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nhiều khách hàng tìm đến tận ruộng để mua thanh long và ngắm vườn cây.
Trong điều kiện nắng nóng như Hà Tĩnh, cây thanh long ruột đỏ càng thích hợp với điều kiện khí hậu vì đây là loại cây không ưa nước, chỉ cần tưới tiêu với chu kỳ 15 ngày/lần. Một sào thanh long ruột đỏ cho thu nhập gần 20 triệu đồng, giá trị thu nhập gấp 3-4 lần các loại cây nông nghiệp khác. Theo tính toán, nếu cây sinh trưởng và phát triển tốt, sẽ cho năng suất và giá trị kinh tế tăng dần trong các năm tiếp theo.
CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Hà Tĩnh đang góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và lan tỏa cách làm giàu đến hội viên nông dân.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Từ trăn trở nâng cao giá trị của lươn không bùn, ông Nguyễn Minh Hà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm lươn sấy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Nhiều sâu bệnh gây hại vụ xuân khiến nông dân Hà Tĩnh tăng dùng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến lạm dụng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng và sức khỏe con người.
Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn vốn kịp thời; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định.
Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Lớp tập huấn được tổ chức ở các địa phương thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ cán bộ, người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn.
Người nuôi trồng thủy sản ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút “khởi động” cho mục tiêu 3.240 tấn thủy sản nuôi trồng cả năm, trong đó vụ xuân hè sắp tới đóng vai trò chính.
Sau nhiều năm kinh doanh các sản phẩm từ nhung hươu, chị Phạm Thị Trầm (SN 1984, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư sản xuất cao xương hươu chuẩn OCOP 3 sao, được người tiêu dùng đón nhận.
Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu với 5 nhóm nội dung.
Chuột liên tục cắn phá nhiều diện tích lúa xuân giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng tại Hà Tĩnh. Để ứng phó, nông dân phải xoay đủ cách như bỏ thuốc, đặt bẫy, đào hang,…
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 và đang có nguy cơ lây lan. Cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.
Năm 2025, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ rừng từ cấp thị xã đến cơ sở.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu