Phụ nữ Hà Tĩnh hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại

(Baohatinh.vn) - Phụ nữ Việt Nam đã có đóng góp to lớn cho đất nước và quê hương, làm đẹp gia đình và xã hội. Những phẩm chất truyền thống quý báu đang được hàng triệu phụ nữ Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng phát huy trong thời đại mới với những tố chất mới.

Công, dung, ngôn, hạnh là “tứ đức” đã trở thành chuẩn mực bao đời nay cùng với 8 chữ vàng “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam. Những phẩm chất ấy mãi mãi là mục tiêu mà mỗi người phụ nữ phấn đấu và rèn luyện. Công việc sản xuất, nữ công gia chánh, nuôi dạy con cái, chăm sóc bố mẹ già, gìn giữ nếp nhà, người phụ nữ đều giỏi giang, chu toàn.

Phụ nữ Hà Tĩnh hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại

Nữ TNXP Hà Tĩnh làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đường trọng điểm tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh tư liệu

Với anh em nội thân, họ hàng chăm lo vẹn tròn. Làng xóm khi “tối lửa tắt đèn”, hiếu hỉ luôn có mặt những bà, những chị hàng xóm tốt bụng. Khi gặp thiên tai lũ lụt, người phụ nữ Việt Nam thể hiện tấm lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc với đồng bào như câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Hình ảnh những “nắm cơm cứu đói” của chị em phụ nữ Hương Khê trong trận lũ “kép” lịch sử năm 2010 và những chiếc bánh chưng, chai nước uống, thùng mì tôm của phụ nữ mọi miền hướng về “rốn lũ” Thạch Hà, Cẩm Xuyên trong trận lũ kinh hoàng năm 2020 tại Hà Tĩnh; hình ảnh những bà cụ 80 tuổi vẫn góp những cân gạo, mớ rau gửi đến khu cách ly góp phần phòng chống dịch Covid-19 mãi là những nét đẹp tỏa sáng muôn đời của người phụ nữ Việt Nam.

Phụ nữ Hà Tĩnh hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại

Hội viên Hội LHPN Hương Khê tiếp tế thực phẩm cho khu cách ly tập trung của tỉnh ở xã Hương Bình. Ảnh tư liệu

Bên cạnh những nét đẹp truyền thống ngàn đời, không ít phụ nữ cũng có những hạn chế như an phận, chịu đựng, thu mình sau cánh cửa, ít học hỏi để vươn lên, hòa nhập với trào lưu tiến bộ, lạc hậu trong suy nghĩ và lối sống, nhất là tự mình tạo ra và chấp nhận bất bình đẳng giới.

Nhận rõ những giá trị bất biến của “tứ đức” thời phong kiến, trước yêu cầu của thời đại kinh tế tri thức, để giúp người phụ nữ khắc phục những hạn chế, khẳng định năng lực của bản thân và thể hiện vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn “tứ đức” thời đổi mới, đó là: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang.

Người phụ nữ xưa phải biết làm tròn trách nhiệm “đàn ông là nhà, đàn bà là cửa”, khéo léo ươm tơ dệt lụa, tề gia nội trợ, biết quạt nồng, ấp lạnh cho bố mẹ già, khuyến khích, động viên chồng chăm lo đèn sách, biết dạy dỗ con cái sống có nhân có nghĩa. Ngày nay, ngoài những yếu tố nói trên, người phụ nữ còn biết vươn lên làm chủ tri thức khoa học, tham gia quản lý xã hội, tự tạo lập cho mình vị trí xứng đáng để có thể đem hết tài năng, sức lực và trí tuệ đóng góp cho quê hương, đất nước, hòa vào xu thế chung của thời đại.

Phụ nữ Hà Tĩnh hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại

Tiến sỹ Hồ Thị Nga (Trường Đại học Hà Tĩnh) chia sẻ về quan điểm sống của phụ nữ hiện đại - dù ở vị trí nào cũng nên là người chủ động, độc lập trong mọi việc.

Hiện nay, trong lao động sản xuất, học tập, công tác, nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học nghệ thuật..., phụ nữ Việt Nam đã tự tin vươn lên khẳng định mình không thua kém gì nam giới, hơn cả nam giới, trong khi họ vẫn phải thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ, làm người con hiếu thảo. Xuất hiện ngày càng nhiều những nữ chính trị gia, nữ lãnh đạo quản lý từ trung ương đến địa phương sẵn sàng đảm nhận những trọng trách lớn của đất nước như bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội.

Nhiều nữ doanh nhân dám đương đầu với sóng gió, tìm cơ hội trong khó khăn, thách thức và đã thành công, đóng góp to lớn cho xã hội như bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc Vietjet Air, Phó Chủ tịch HĐQT HDBank; bà Thái Hương - Tổng Giám đốc Tập đoàn TH... Nhiều nữ giáo sư, tiến sĩ đã có những cống hiến to lớn cho khoa học như Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế v.v…

Những năm gần đây, phong trào xây dựng nông thôn mới của Hà Tĩnh có những thành công to lớn, trở thành điểm sáng của cả nước. Hà Tĩnh cũng là tỉnh luôn nằm top đầu về tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, học sinh thi vào đại học đạt điểm cao, là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp hạng khá. Văn hóa - xã hội phát triển. Bộ mặt nông thôn, thành thị ngày càng khởi sắc. Trong thành tích chung đó, phải kể đến vai trò của hàng vạn chị em phụ nữ trên các lĩnh vực công tác đang từng ngày, từng giờ đem sức lực, trí tuệ đóng góp cho phong trào chung.

Phụ nữ Hà Tĩnh hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại

Chị Nguyễn Thị Hảo (SN 1992) - Bí thư chi bộ kiêm Trưởng Ban mặt trận tổ dân phố Trường Sơn, phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh bằng sức trẻ, sự xông xáo đã “thổi luồng gió mới” trong phát triển phong trào ở địa phương. Ảnh tư liệu

Nhiều chị là bí thư, chủ tịch xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên giỏi các trường học, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện… Để đảm đang “hai vai” việc nước, việc nhà, các chị biết ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội vào công việc để điều hành, quản lý thuận lợi. Phương pháp làm việc khoa học, chỉn chu, nói đi đôi với làm.

Nhiều chị em ngoài giờ làm việc ở cơ quan vừa phải đưa đón, kèm cặp con học hành, vẫn làm thêm nghề phụ như kinh doanh online, mở cửa hàng, chế biến các mặt hàng thực phẩm… trang trải cuộc sống gia đình. Phụ nữ nông thôn thành lập các hợp tác xã, áp dụng KHKT sản xuất các sản phẩm OCOP, phát triển thương hiệu, đăng ký mã vạch cho sản phẩm, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Chuyện những bà nông dân Tượng Sơn (Thạch Hà) và Hương Trà (Hương Khê) dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình theo công nghệ iMetos đã không còn là chuyện lạ.

Phụ nữ Hà Tĩnh hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại

Dưa lưới Đồng Uyên xã Thượng Lộc, Can Lộc đã được công nhận sản phẩm OCOP. Ảnh tư liệu

Thời hiện đại, nhiều gia đình, phụ nữ là người “ra quyết định”, quản lý chi tiêu, trở thành “nội tướng” của đại gia đình. Làm chủ công việc, làm chủ kinh tế, các chị cũng biết làm đẹp cho bản thân, tự chăm sóc sức khỏe, tham gia phong trào dân vũ, TDTT, trở thành những người trẻ trung năng động.

Ngày nay ra đường, phụ nữ lái xe không hiếm. Thời đại 4.0, kinh tế tri thức đã đưa lại cho chị em nhiều cơ hội bình đẳng và tiến bộ. Đức tính đảm đang “hay lam hay làm” từ các thế hệ truyền lại được chị em phát huy. Trên đồng ruộng, dọc phố phường, trong công sở, hình ảnh những người phụ nữ cần cù, chịu thương chịu khó vẫn cứ hiển hiện hằng ngày.

Để hài hòa nét đẹp truyền thống với những tố chất của người phụ nữ hiện đại, bên cạnh vai trò khởi xướng tổ chức các phong trào của hội LHPN thì rất cần sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền, sự ủng hộ, giúp đỡ của “phái mạnh” trong gia đình và ngoài xã hội.

Đặc biệt, mỗi người phụ nữ phải nỗ lực vươn lên, học hỏi, quyết tâm trau dồi bản thân từng ngày, luôn soi mình với các thế hệ trong quá khứ, không ngừng khát khao tạo dựng giá trị cho bản thân trong hiện tại và tương lai, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.